Sóc Trăng thị trường thuốc Thú y thủy sản chưa an toàn

Hiện có khoảng 7.000 loại thuốc, hóa chất phòng trị bệnh, xử lý môi trường phục vụ nuôi thủy sản có mặt trên thị trường và ở Sóc Trăng có từ 5.000 đến 6.000 loại, chính vì thế mà người nuôi thủy sản rất khó khăn trong việc xác định nhãn mác, chất lượng. Sử dụng thuốc, hóa chất trong danh mục cấm hoặc không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hại đến môi trường ao nuôi, vùng nuôi và chất lượng tôm thương phẩm.
Ông Võ Minh Thiên, Phó chi cục trưởng Chi Cục nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng có những lưu ý hộ nuôi thuỷ sản như sau: “Khi bà con sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng rất có hại đối với môi trường nuôi, do tồn lưu các chất độc hại trong ao, không chỉ ảnh hưởng 1 vụ mà ảnh hưởng rất nhiều vụ. Môi trường vùng nuôi, ao nuôi xuống cấp do bà con nuôi liên tiếp nhiều năm, dịch bệnh xảy ra ở mức cao nên người nuôi tôm sử dụng thuốc, hóa chất ngày càng nhiều hơn, thậm chí sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.”
Mặt hàng thuốc, hóa chất ngày càng đa dạng, nhiều loại không rõ nguồn gốc, không tuân thủ các quy định về nhãn mác hàng hóa, ông Phan văn Chín ở xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Thuốc Bảo vệ thực vật bây giờ quá nhiều, người nuôi rất khó khăn khi chọn lựa thuốc nào là tốt, là đúng quy định, thuốc nào là trong danh mục….Ngành chuyên môn cần giúp bà con nhận định đúng thuốc, đạt chuẩn cho phép, tay ngang như nông dân thì rất khó nhận biết thuốc nào là thật, là giả.”
Một mặt là trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường, song chính người nuôi cũng cần nêu cao ý thức tố giác, loại bỏ thuốc, hóa chất cấm, không rõ nguồn gốc, không sử dụng thuốc hóa chất tuy có công dụng tốt nhưng tác hại rất xấu đến môi trường ao nuôi, vì như vậy mức độ thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Sinh năm 1983, đến nay anh Đào Trọng Hiệp, xã Thủ Sĩ (Tiên Lữ - Hưng Yên) đã là chủ một trang trại chuyên sản xuất lợn giống và nuôi lợn thịt, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho mọi người trong gia đình.

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang vừa triển khai thành công dự án “Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do Kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 580 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ trên 408,6 triệu đồng.

Hơn tuần qua, giá lúa tại nhiều tỉnh ĐBSCL tăng thêm 300 - 400 đ/kg. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở Vĩnh Long không vui, bởi phần lớn họ đã bán hết lúa từ trước đó.

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.

Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.