Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng thị trường thuốc Thú y thủy sản chưa an toàn

Sóc Trăng thị trường thuốc Thú y thủy sản chưa an toàn
Ngày đăng: 12/06/2015

Hiện có khoảng 7.000 loại thuốc, hóa chất phòng trị bệnh, xử lý môi trường phục vụ nuôi thủy sản có mặt trên thị trường và ở Sóc Trăng có từ 5.000 đến 6.000 loại, chính vì thế mà người nuôi thủy sản rất khó khăn trong việc xác định nhãn mác, chất lượng. Sử dụng thuốc, hóa chất trong danh mục cấm hoặc không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hại đến môi trường ao nuôi, vùng nuôi và chất lượng tôm thương phẩm.

Ông Võ Minh Thiên, Phó chi cục trưởng Chi Cục nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng có những lưu ý hộ nuôi thuỷ sản như sau: “Khi bà con sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng rất có hại đối với môi trường nuôi, do tồn lưu các chất độc hại trong ao, không chỉ ảnh hưởng 1 vụ mà ảnh hưởng rất nhiều vụ. Môi trường vùng nuôi, ao nuôi xuống cấp do bà con nuôi liên tiếp nhiều năm, dịch bệnh xảy ra ở mức cao nên người nuôi tôm sử dụng thuốc, hóa chất ngày càng nhiều hơn, thậm chí sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.”

Mặt hàng thuốc, hóa chất ngày càng đa dạng, nhiều loại không rõ nguồn gốc, không tuân thủ các quy định về nhãn mác hàng hóa, ông Phan văn Chín ở xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Thuốc Bảo vệ thực vật bây giờ quá nhiều, người nuôi rất khó khăn khi chọn lựa thuốc nào là tốt, là đúng quy định, thuốc nào là trong danh mục….Ngành chuyên môn cần giúp bà con nhận định đúng thuốc, đạt chuẩn cho phép, tay ngang như nông dân thì rất khó nhận biết thuốc nào là thật, là giả.”

Một mặt là trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường, song chính người nuôi cũng cần nêu cao ý thức tố giác, loại bỏ thuốc, hóa chất cấm, không rõ nguồn gốc, không sử dụng thuốc hóa chất tuy có công dụng tốt nhưng tác hại rất xấu đến môi trường ao nuôi, vì như vậy mức độ thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả nuôi tôm nhờ ứng dụng công nghệ sinh học Hiệu quả nuôi tôm nhờ ứng dụng công nghệ sinh học

Ông Tu Thanh Hường (thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), từ lâu đã áp dụng mô hình nuôi tôm theo hướng “sinh học” và được đánh giá là khá thành công. Khởi đầu nuôi tôm cách đây hơn 10 năm, với 1,5 ha đầu tiên, hiện nay ông mạnh dạn đầu tư và tăng dần thêm diện tích hơn 7 ha.

30/06/2015
Muốn có bạc tỷ chỉ nuôi cá sấu Muốn có bạc tỷ chỉ nuôi cá sấu

Với giá thành đầu ra ổn định, nuôi cá sấu thương phẩm đang là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên khá giàu.

30/06/2015
Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tăng 8,1% so với cùng kỳ Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tăng 8,1% so với cùng kỳ

Trong 6 tháng năm 2015, thời tiết tương đối thuận lợi, giá nhiên liệu giảm, cùng với các chính sách hỗ trợ được thực hiện kịp thời nên sản xuất thuỷ sản trên địa bàn huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tiếp tục tăng khá. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 9.414,5 tấn, đạt 42,7% KH và tăng 8,1% so với cùng kỳ.

30/06/2015
Triển khai mô hình nuôi tôm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP Triển khai mô hình nuôi tôm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực thủy sản năm 2015, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản BR-VT đã tiến hành triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 7ha của Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

30/06/2015
Hiệu quả kinh tế từ cánh đồng tôm mẫu Hiệu quả kinh tế từ cánh đồng tôm mẫu

Thời gian qua, trong sản xuất nông nghiệp, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và tăng giá trị kinh tế các mặt hàng nông sản. Gần đây, việc xây dựng mô hình cánh đồng tôm mẫu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là một hướng đi mới cho người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu.

30/06/2015