Sóc Trăng Thả 3 Triệu Con Tôm Sú Giống Xuống Sông Hậu

Ngày 01/4, tại UBND xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện và các đoàn thể tổ chức míttinh tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhân Ngày truyền thống nghề cá Việt Nam (01/4). Sau buổi míttinh, các cán bộ ngành Nông nghiệp, lãnh đạo huyện và lực lượng đoàn viên thanh niên đã đến xã An Thạnh Nam thả 3 triệu con tôm sú giống xuống sông Hậu.
Theo ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận thức được tầm quan trọng của việc khai thác đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong những năm qua, Sở NN & PTNT đã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền không xả nước thải từ ao nuôi tôm bị bệnh ra môi trường bên ngoài, vận động người dân bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên, tổ chức nhiều đợt vận động kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Nông nghiệp tham gia ủng hộ thả giống về môi trường tự nhiên, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về sự cần thiết phải thực hiện tốt công tác tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản. Có thể nói, hoạt động thả giống về tự nhiên là một trong những hoạt động thiết thực nhằm kêu gọi mọi người nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển nguồn lơi thủy sản.
Ông Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung kêu gọi: "Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và nhân dân huyện nhà nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước; cùng chung tay tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng những hành động thiết thực: Không khai thác thủy, hải sản trái phép, hạn chế khai thác nghêu giống bằng cơ giới, vận động các tổ chức và cá nhân tham gia thả giống về tự nhiên góp phần tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản…"
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.

Vùng nuôi tôm hùm Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này thật u ám, bởi tôm hùm đang chết liên tục. Trên cầu cảng Đầm Môn, người dân hỏi han nhau về bệnh của tôm, ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm trước nguy cơ một vụ tôm thua lỗ .

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.

Việc thu hoạch rẹm chỉ trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, không chỉ giúp nông dân vùng chuyển đổi sản xuất bảo vệ được vuông tôm, ruộng lúa, mà từ nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi, việc giăng bắt rẹm sẽ giúp cho người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.

Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ trình diễn kết quả mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” tại hộ ông Đặng Thanh Vân, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho các cán bộ kỹ thuật, quản lý và một số hộ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.