Sóc Trăng sẽ tổ chức lại sản xuất vùng hành tím Vĩnh Châu

Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ khuyến cáo bà con giảm dần diện tích trồng hành ở mức độ hợp lý để đảm bảo cung cầu. Ngoài ra, ngành sẽ xây dựng kế hoạch, đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, phù hợp với vùng đất Vĩnh Châu để thay thế hành tím.
Bên cạnh đó, hướng dẫn và vận động bà con tham gia vào việc sản xuất theo hướng liên kết 4 nhà, thông qua sản xuất theo mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra, nâng cao giá trị nông sản, vật nuôi. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hỗ trợ người dân về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người dân sản xuất theo quy trình sạch, thu hút tiệu thụ trong doanh nghiệp và xuất khẩu.
Ông Huỳnh Ngọc Vân, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Chúng tôi sẽ cùng phòng kinh tế tăng cường khuyến cáo nông dân giảm diện tích. Có 2 cách giảm, một là chuyển sang cây trồng khác. Một mặt đưa nhiều mô hình để khuyến khích người dân làm, cái nữa là đưa lời cảnh báo cho nông dân để bà con nắm bắt, lường trước. Thứ hai là chúng tôi chuẩn bị sẽ đưa một chương trình bò vào sản xuất”.
Như thông tin đã đưa, thị trường hành tím biến động mạnh, việc xuất khẩu gặp những rào cản, làm giá hành giảm mạnh, tắt ngẽn đầu ra, làm tồn đọng hơn 50 nghìn tấn hành thương phẩm, khiến nhiều người dân ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng lao đao. Hiện tỉnh Sóc Trăng kêu gọi được nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ bà con tiêu thụ hành tím cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài những mô hình sản xuất truyền thống, thời gian qua ở Bạc Liêu, những mô hình sản xuất mới đã đem lại hiệu quả thiết thực và đang từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Và cũng từ đó, ngày càng có nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Sở NN-PTNT vừa chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT, UBND huyện Phù Cát (Bình Định) tiến hành khảo sát và xác định địa điểm quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Phù Cát.

Có 23 hộ dân tham gia mô hình với diện tích 28.6ha trồng lúa. Với sự hướng dẫn các kỹ sư, nông dân đã ứng dụng quy trình trồng các loại hoa trên bờ ruộng để thu hút các loại thiên địch như ong ký sinh, bọ rùa, nhện,... đến để tiêu diệt sâu rầy trên lúa, nhằm làm giảm số lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật.

Theo tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn (KTTV) Quảng Ninh, hồi 1 giờ sáng ngày 8-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,7 độ vĩ Bắc; 111,4 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt dới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Đây là đồng cỏ mà Công ty Kim Ngân trồng để nuôi đàn bò sữa 150 con mua về từ Thái Lan, trong đó có khoảng 75 con bò cho sữa; số còn lại để phối giống cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi bò sữa của nông dân địa phương.