Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Nuôi Tôm Ngoài Khung Lịch Thời Vụ Phải Đảm Bảo Các Điều Kiện Quy Định

Sóc Trăng Nuôi Tôm Ngoài Khung Lịch Thời Vụ Phải Đảm Bảo Các Điều Kiện Quy Định
Ngày đăng: 27/08/2014

Theo khung lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp vụ nuôi tôm nước lợ hàng năm kết thúc vào 31/7, nhưng hiện người nuôi vẫn thả giống đối với các địa bàn có điều kiện thuận lợi.

Khung lịch thời vụ không thay đổi, việc nuôi tôm ngoài khung thời vụ không được khuyến khích, đặc biệt là đối với hộ nuôi nhỏ lẻ, những hộ nuôi không đủ điều kiện về hệ thống ao chứa chất thải, ao lắng lọc, những vùng nuôi không đủ điều kiện về nguồn nước phù hợp

Cuối vụ nuôi năm nay, Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Sóc Trăng cho phép người nuôi tôm thả giống sau 31/7 trên cơ sở người nuôi đã tự thực nghiệm qua các vụ, những kinh nghiệm ứng phó với điều kiện thời tiết bất lợi trong mùa mưa bão.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh cho biết: “Nuôi tôm thì phải theo lịch thời vụ, kết thúc vào 7 là đúng nhưng chúng ta không cứng nhắc như thế vì chỉ mới đúng 1 phần đối với những vùng có cơ sở hạ tầng eo hẹp.

Cụ thể những năm gần đây người nuôi từ tháng 8 đến tháng 11 nuôi cũng có thắng lớn, cũng có thiệt hại lớn. Thất bại là những người nuôi không đảm bảo hạ tầng kỹ thuật. Những hộ nuôi có điều kiện tốt thì vẫn thắng lợi. Nếu người nuôi thất bại thì dạy gì họ phải nuôi tiếp, họ sẽ không cần phải làm đơn xin phép”.

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sóc Trăng , các ngành chuyên môn cùng lãnh đạo huyện Trần Đề, Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh đã có cuộc Hội Thảo để thống nhất các điều kiện về quản lý môi trường, chất lượng giống, các biện pháp xử lý bệnh, dịch bệnh đối với các cơ sở, trang trại có đủ điều kiện trên và chịu sự quản lý của ngành chức năng.

Vấn đề được các đại biểu bàn luận nhiều nhất vẫn là nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan và tiềm ẩn mầm bệnh. Không bỏ khung lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ của tỉnh, người nuôi ngoài lịch này phải tuân thủ nghiêm các quy định tại Thông Tư số 45/2010 của Bộ NN&PTNT.

Ông Quách Văn Nam, GĐ Sở NN&PTNT Sóc Trăng nhấn mạnh: “Tôm thì rất nhạy cảm trước diễn biến thời tiết nên khung lịch thời vụ thì phải được tuân thủ, đó là điều nhất định. Thực tế bà con vẫn nuôi sau thời gian quy định từ sau tháng 7, nói cách nào đó là vi phạm nhưng cũng phải xem xét lại những yếu tố liên quan, tỉnh cũng giao cho sở có thẩm quyền xử lý vấn đề này.

Còn đối với người nuôi ngoài khung lịch thời vụ phải đảm bảo an toàn về dịch bệnh, về tác động môi trường và chịu sự giám sát chặt chẻ của ngành chuyên môn làm thế nào để người nuôi có hiệu quả, phải đảm bảo các quy định an toàn. Chúng tôi chọn HH tôm là vì ở đây có đủ điều kiện. Hôm nay chúng tôi có mời cả chi cục quản lý môi trường, TT quang trắc để cùng phối hợp”.

Trước mắt, Sở NN&PTNT thống nhất với các cơ sở, trang trại nuôi tôm ở Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh, trên cơ sở đáp ứng các quy định an toàn, chịu sự giám sát chặt chẽ của ngành chuyên môn. Riêng ngành Nông Nghiệp sẽ tập trung vào công tác quản lý chất lượng giống, kiên quyết xử lý các vi phạm về an toàn môi trường vệ sinh thú y ở các vùng nuôi.

Ông Quách Văn Tây, Chi cục trưởng Chi Cục Thú Y cho biết: “Tôi đồng tình với hộ nuôi, trang trại nuôi có đủ điều kiện… Người nuôi sau tháng 7 thì phải có cam kết cụ thể về quản lý an toàn dịch bệnh, cam kết về môi trường, chịu sự quản lý, giám sát”.

Ths Lâm Ánh Tiên, Phó Phòng KT Trung Tâm khuyến Nông Sóc Trăng cho rằng: “Công tác quản lý tuy chặt nhưng chúng ta rất khó quản lý triệt để, vấn đề là ý thức, theo toi đây là vấn đề bàn bạc sâu, có giải pháp quản lý chặt chẽ . Người nuôi phải có thức tốt trong bảo đảm an toàn về môi trường, về khả năng quản lý dịch bệnh để không được lây nhiễm từ vụ này qua vụ khác và giảm áp lực từ môi trường”.

Đây là quyết định chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ, mục tiêu căn bản nhất là hướng người nuôi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao quy trình kỹ thuật, trước một vùng nuôi còn nhỏ lẻ, trình độ kỹ thuật không đồng đều, chưa quan tâm nhiều đến tính an toàn và bền vững.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT để nghị người nuôi tôm phải tuân thủ khuyến cáo của khung lịch thời vụ, đối với hộ nuôi ngoài khung lịch này phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn dịch bệnh, không làm ảnh hưởng đến chất lượng vùng nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Bình Định Trúng “Lộc Biển” Ngư Dân Bình Định Trúng “Lộc Biển”

Từ giữa tháng 10.2011 đến nay, ngư dân Bình Định liên tục trúng mùa cá biển, trong đó trúng đậm nhất là cá nục gai. Theo các ngư dân, mỗi chuyến biển từ 1 - 2 ngày, bình quân mỗi tàu thuyền có thu nhập từ 12 - 40 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì mỗi thuyền còn lãi từ 4 - 25 triệu đồng

30/10/2011
Nuôi Cá Tra Lời 500 Triệu Đồng/ao Nuôi Cá Tra Lời 500 Triệu Đồng/ao

Tại ĐBSCL, trong khi nhiều nhà máy chỉ “chạy” cầm chừng, thậm chí ngưng hoạt động thì một số doanh nghiệp (DN) nhờ chủ động xây dựng vùng nuôi qua liên kết với nông dân nên vẫn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

16/04/2011
Nghề Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương: Còn Bấp Bênh Nghề Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương: Còn Bấp Bênh

Chế biến cá ngừ đại dương tại Công ty TNHH Xuất khẩu Đại Dương.

21/06/2012
Gốc Hay Ngọn Gốc Hay Ngọn

Mới đây, tại buổi tọa đàm về việc xuất khẩu rau, quả đến các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Cục phó Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) Hoàng Trung thông báo, từ giữa tháng 5 phải tạm dừng việc cấp phép xuất khẩu (XK) 5 loại rau quả gồm khổ qua (mướp đắng), ngò gai (mùi tàu), cần tây, húng quế, ớt ngọt vào thị trường EU.

22/06/2012
Lâm Đồng: Khoai Tây Được Mùa, Trúng Giá Lâm Đồng: Khoai Tây Được Mùa, Trúng Giá

Theo nhiều người trồng khoai tây tại Đà Lạt (Lâm Đồng), nhờ thời tiết thuận lợi nên vụ khoai tây này các nhà vườn được mùa lớn, giá bán rất ca0

19/04/2011