Ngư Dân Bình Định Trúng Lộc Biển

Từ giữa tháng 10.2011 đến nay, ngư dân Bình Định liên tục trúng mùa cá biển, trong đó trúng đậm nhất là cá nục gai.
Theo các ngư dân, mỗi chuyến biển từ 1 - 2 ngày, bình quân mỗi tàu thuyền có thu nhập từ 12 - 40 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì mỗi thuyền còn lãi từ 4 - 25 triệu đồng.
Các loại cá khai thác được phần nhiều dùng để chế biến chả cá, ngoài ra còn cung cấp cho thị trường ở TP Quy Nhơn và đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk…
Tại Cảng Quy Nhơn mấy ngày qua luôn nhộn nhịp tàu thuyền đánh cá cập bến mỗi ngày 2 phiên, phiên thứ nhất từ 2 giờ sáng kéo dài đến khoảng 9 giờ; phiên thứ hai từ 12 giờ đến 15 giờ. Hàng ngàn thương lái và các dịch vụ hậu cần nghề cá tấp nập đổ về đây để mua bán.
Ông Nguyễn Đình Thạnh, cán bộ phụ trách khai thác thủy hải sản của Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn, cho biết: “Nhờ cá xuất hiện nhiều nên sản lượng khai thác từ đầu tháng 10 đến nay của ngư dân Quy Nhơn đạt khoảng 3.000 tấn, ngang bằng với cả tháng 9 trước đó. Dự kiến đến hết tháng 10.2011, ngư dân sẽ khai thác được 3.500 tấn”.
Tại Quy Nhơn, hiện có 384 tàu cá hoạt động bằng nghề giã cào (còn gọi là nghề lưới kéo) đang tập trung bám biển tại vùng biển ven bờ của tỉnh Bình Định để khai thác.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24-3, Chi cục Trưởng hải quan cửa khẩu Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn) Nguyễn Văn Chương cho biết, gần một tuần nay, cửa khẩu Tân Thanh luôn trong tình trạng quá tải vì hàng hóa xuất nhập cảnh tăng cao.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu sách báo, tham quan các mô hình trồng cây của bạn bè, cuối năm 2009, gia đình ông Nguyễn Ngọc Vân (58 tuổi), ở tổ dân phố 7, phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã chuyển đổi diện tích 3,5 ha điều và cà phê sang trồng cây ăn trái là quýt đường, cam sành và bưởi da xanh. Các giống cây đã trồng đều được gia đình đặt mua ở Bến Tre.

Sở NNPTNT Hòa Bình cho biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa giá trị cao...

Trong thời gian qua, ngư dân tại các địa phương trong tỉnh Bình Định đã thành lập các mô hình tổ, đội đoàn kết cùng nhau giữ vững ngư trường, hỗ trợ khai thác thủy sản trên biển.

Tuy nhiên, nông dân không trồng chanh tập trung mà trồng xen với bưởi để “lấy ngắn nuôi dài”, tăng thu nhập trên cùng diện tích.