Sóc Trăng lắp đặt 3.600 bể biogas

Cùng với hoạt động phát triển ngành SX chăn nuôi của cả nước, Sóc Trăng là một trong những tỉnh có nhiều mô hình nuôi heo quy mô và trang trại với số lượng tổng đàn lớn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.
Từ năm 2013, tỉnh Sóc Trăng được tham gia dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, thông qua việc xúc tiến xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi giảm ô nhiễm, hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Cụ thể là hỗ trợ hộ chăn nuôi lắp đặt công trình hầm biogas nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp...
Theo ông Nguyễn Tiến Lực, điều phối viên dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Sóc Trăng, dự án gồm có 4 hợp phần: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi; Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; Chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp và Quản lý dự án.
Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng/lắp đặt 3.600 công trình khí sinh học nhỏ, 4 công trình khí sinh học vừa và 1 công trình khí sinh học quy mô lớn.
Định mức: Hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 3.600 công trình khí sinh học quy mô nhỏ;
Hỗ trợ 10 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 4 công trình khí sinh học quy mô vừa và hỗ trợ 20 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 1 công trình khí sinh học quy mô lớn.
Ngoài ra dự án còn xây dựng 7 mô hình thí điểm SX nông nghiệp theo hướng VietGAP đạt tiêu chuẩn từ khâu quy hoạch chăn nuôi đầu vào, sử dụng khí gas từ công trình khí sinh học, sử dụng chất cặn thải để làm phân bón hữu cơ, xử lý nước thải hợp vệ sinh môi trường;
Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm xây dựng mô hình sử dụng khí sinh học phát điện, các thiết bị sử dụng khí gas, cung cấp khí gas dùng chung cho các hộ lân cận công trình khí sinh học nhằm xử lý triệt để lượng khí gas thừa, tạo nguồn thu bổ sung cho các hộ đầu tư công trình khí sinh học...
Có thể bạn quan tâm

Các loại thịt heo, gà, bò... nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng mạnh. Áp lực cạnh tranh với thịt ngoại sẽ ngày càng gay gắt, nhất là khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, thuế nhập khẩu các mặt hàng chăn nuôi sẽ dần trở về 0% theo lộ trình.

Trước tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng như việc rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu: cần phải có những giải pháp mạnh tay nhằm xử lý dứt điểm tình trạng này.

Vào những tháng cuối năm, việc vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm tăng mạnh; người chăn nuôi tập trung tái đàn nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm. Trong khi đó, công tác phòng ngừa dịch bệnh vẫn còn nhiều kẽ hở nên nguy cơ bùng phát, lây lan dịch rất lớn.

Theo ông Nguyễn Quốc Kiệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công cho biết: trung bình mỗi ngày HTX cung ứng từ 700 - 1.000 con gà ta Gò Công thịt, với giá ổn định từ năm 2012 đến nay là 65.000 đồng/kg gà trống và 75.000 đồng/kg gà mái.

Đi tìm hiểu mới vỡ lẽ, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi buộc phải đưa chất cấm vào sản phẩm của mình để “giữ chân” các chủ trại và hàng ngàn đại lý trung gian khắp cả nước, nhằm có được doanh số cao…