Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Không Lơ Là Với Cúm Gia Cầm

Sóc Trăng Không Lơ Là Với Cúm Gia Cầm
Ngày đăng: 17/10/2014

Với tổng đàn gia cầm toàn tỉnh Sóc Trăng khá lớn hơn 4 triệu 600 ngàn con, trong đó cũng còn nhiều mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi vịt chạy đồng cũng phát triển nên nguy cơ tái phát dịch cúm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi thời tiết đang dần chuyển sang mùa lạnh thì nguy cơ dịch cúm tái phát ngày càng cao hơn.

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát hiện bảy hộ tại năm xã thuộc bốn huyện trên địa bàn tỉnh có gia cầm mắc bệnh cúm. Trong đó, tổng đàn gia cầm là 5.450 con, số con mắc bệnh là 2.738 con, số con chết và tiêu hủy là 5.450 con.

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, đặc biệt là sự xuất hiện các biến chủng mới cho thấy cúm gia cầm luôn là dịch bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn sự tái phát thành dịch mà người chăn luôn phải luôn cảnh giác. Hiện tại thời tiết đang chuyển dần sang mùa lạnh, giá gia cầm trên thị trường khá ổn định đã kích thích bà con mở rộng chăn nuôi, đặc biệt là nuôi vịt chạy đồng để tận dụng thức ăn tự nhiên và lúa rơi vãi trên đồng.

Mô hình chăn nuôi từ nay đến cuối năm đang có xu hướng tăng nên nhu cầu con giống tăng theo, dẫn đến tình trạng con giống không rõ nguồn gốc xuất hiện nhiều trên thị trường. Đây là những nguyên nhân dễ dẫn đến cúm gia cầm bùng phát. Gần đây nhất tháng 7/2014 tại huyện Trần Đề đã xảy ra 02 ổ dịch.

Cúm gia cầm là bệnh nguy hiểm nhất vì gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và đặc biệt là lây lan sang người. Do đó nhiều bà con đang tập trung bảo vệ đàn vật nuôi. Gia đình anh Hồ Kim Dũng ở ấp Đào Viên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề chuyên nuôi gà thịt với 4-5 lứa/ năm. Do quy mô khá lớn và nguồn vốn đầu tư khá nhiều vào nghề chăn nuôi nên anh Dũng luôn làm tốt công tác phòng dịch.

Sóc Trăng là tỉnh có phong trào nuôi vịt chạy đồng phát triển, khi mở đồng nhiều đàn vit sẽ di chuyển qua lại giữa các địa phương, từ đây nguy cơ xuất hiện dịch cúm sẽ tăng lên.

Do đó việc quản lý vịt chạy đồng bằng sổ, giấy chứng nhận tiêm phòng vacin ngừa bệnh cúm là công việc ngành thú y và chính quyền địa phương rất quan tâm. Những năm gần đây, ý thức phòng dịch cúm gia cầm của bà con nuôi vịt chạy đồng đã được cải thiện. Bởi làm tốt công tác tiêm phòng cúm gia cầm sẽ giúp bà con tránh những thiệt hại về kinh tế và sẽ thuận lợi hơn khi di chuyển đồng.

Cúm gia cầm do virus gây ra, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Các loài gia cầm: Gà, vịt, vịt xiêm, ngỗng, gà lôi, chim cút, bồ câu, đà điểu, các loài chim hoang dã đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể lây sang người và một số động vật khác.

Dịch cúm gia cầm thường tái phát, một trong những nguyên nhân là do các địa phương nuôi gia cầm thả lan, nhỏ lẻ còn nhiều. Do đó không có cách nào khác là người chăn nuôi phải thực hiện tốt việc phòng bệnh.

Trước áp lực dịch bệnh, nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển từ nuôi nhỏ lẻ sang tập trung có đầu tư, quản lý dịch bệnh. Mô hình nuôi gà an toàn sinh học đang có xu hướng gia tăng ở các gia đình. Đây là hình thức chăn nuôi có sự đầu tư thức ăn công nghiệp kết hợp với tận dụng thức ăn tự nhiên. Cách nuôi này có nhiều ưu thế như thời gian nuôi ngắn hơn so với gà nuôi thả rong theo tập quán cũ.

Phòng bệnh tốt là yếu tốt quan trọng quyết định hiệu quả trong chăn nuôi nói chung. Vì vậy bà con cần đảm bảo tốt các yếu tố kỹ thuật nuôi và tiêm phòng vaccine định kỳ đầy đủ theo khuyến cáo của ngành chức năng.

Mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang được khuyến khích vì đây là mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật. Trong đó cần chú trọng việc chọn mua con giống khỏe mạnh, biết rõ nguồn gốc và thường xuyên áp dụng quy trình vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại, tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ, chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải trong quá trình nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Cảnh Giác Với Bệnh Corynespora Trên Cây Cao Su Cảnh Giác Với Bệnh Corynespora Trên Cây Cao Su

Thời tiết mưa, nắng thất thường trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh trên các vườn cây cao su, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh rụng lá mùa mưa (Corynespora). Công tác phòng chống loại dịch bệnh này tại các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa nhiều và kéo dài trong ngày.

26/07/2013
Mít Rớt Giá Vì Tin Đồn Thất Thiệt Mít Rớt Giá Vì Tin Đồn Thất Thiệt

Những ngày qua, người trồng mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và các địa phương lân cận lao đao vì giá bán mít xuống thấp so với từ trước đến nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tin đồn thất thiệt về việc nhà vườn thu hoạch mít non xử lí thuốc cho mau chín bán ra thị trường.

26/07/2013
Điểm Sáng Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điểm Sáng Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Được hình thành và phát triển cách đây hơn 4 năm, đến nay công tác xây dựng và quản lý hoạt động của các tổ quản lý cộng đồng (QLCĐ) trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi của TX Sông Cầu (Phú Yên) vẫn không ngừng phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả bằng những hình thức hoạt động mới hơn, sáng tạo hơn nhằm thu hút bà con ngư dân ở những vùng nuôi thủy sản

26/07/2013
Giá Cao Su Xuất Khẩu Giảm Mạnh Giá Cao Su Xuất Khẩu Giảm Mạnh

Các doanh nghiệp khai thác, chế biến mủ cao su trong tỉnh đang lo lắng vì sản lượng khai thác và giá cao su xuất khẩu đang giảm mạnh, chỉ bằng 70-80% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận định của các doanh nghiệp cao su, tình trạng rớt giá sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, bởi nguồn cung cao su trên thế giới đang gia tăng.

26/07/2013
Giá Tôm Tăng, Doanh Nghiệp Kỳ Vọng Giá Tôm Tăng, Doanh Nghiệp Kỳ Vọng

Giá tôm đang tăng do nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường tăng. Việt Nam khắc phục được dịch bệnh gây hiện tượng tôm chết hàng loạt là những yếu tố khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm kỳ vọng nhiều hơn vào kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm.

27/07/2013