Giá Tôm Tăng, Doanh Nghiệp Kỳ Vọng

Giá tôm đang tăng do nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường tăng. Việt Nam khắc phục được dịch bệnh gây hiện tượng tôm chết hàng loạt là những yếu tố khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm kỳ vọng nhiều hơn vào kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho hay nguồn cung sụt giảm từ hàng loạt thị trường xuất khẩu tôm do dịch bệnh, thiên tai và bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS), cùng nhu cầu tăng từ các nước nhập khẩu chính như Mỹ, Nhật, EU, sẽ hỗ trợ giá tôm tăng trong nửa cuối năm.
Trong khi đó Việt Nam có lợi thế là đã gần như khắc phục được dịch bệnh EMS trên tôm nên trong thời gian tới sản lượng tôm thu hoạch sẽ tăng lên.
Trong 6 tháng đầu năm, Minh Phú xuất khẩu hơn 14.400 tấn, trị giá 175,3 triệu đô la Mỹ, tương đương so với kết quả cùng kỳ năm ngoái.
Còn theo Công ty thủy sản Ngọc Trí, mục tiêu của công ty trong thời gian tới là giữ xuất khẩu tôm sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và EU tương đương năm ngoái. Theo công ty, nhu cầu nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc đang tăng dần trở lại từ tháng 5 sau khi giảm mạnh những tháng trước đó.
Tương tự Công ty Minh Phú, xuất khẩu tôm của công ty từ đầu năm đến hết tháng 6 đạt 13 triệu đô la Mỹ, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 8 này, Mỹ sẽ có phán quyết cuối cùng mức thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu, ông Quang từ chối bình luận về khả năng kết quả sẽ nghiêng về hướng có lợi cho các doanh nghiệp hay không mà chỉ cho biết kết quả chắc chắn sẽ tác động đến kết quả xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Theo phán quyết sơ bộ mức thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ 7 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam công bố vào tháng 5, sản phẩm của Công ty Minh Quí, một công ty con của Tập đoàn Minh Phú, bị áp mức thuế 5,08%.
Hội chứng EMS trong năm 2013 hoành hành ở nhiều nước nuôi tôm ở châu Á, khu vực sản xuất tôm lớn nhất thế giới hiện nay. Thái Lan, nước sản xuất 500.000 – 600.000 tấn tôm/năm chịu tổn thất nặng nề nhất. Mới đây, nước này đưa ra dự báo sản lượng tôm năm nay giảm tới 50% so với 550.000 tấn năm ngoái và để ngỏ khả năng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm tăng 8,6%, đạt trên 1,1 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu sang các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Canada đều tăng.
Có thể bạn quan tâm

Tính từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 339.765 tấn, trong đó có 114.215 tấn tôm, còn lại là các loại thuỷ sản khác, đạt gần 80% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước.

Thời gian gần đây, bà con trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao trong hai năm qua, nhiều nông dân trồng sả thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/năm. Chính vì vậy, đến nay diện tích trồng sả toàn huyện đạt gần 450 hecta, tăng gấp 10 lần so với đầu năm.

Những năm gần đây, được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, nhiều địa phương đã mạnh dạn hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Bhríu Pố (thôn A Rớh, xã Lăng, Tây Giang) - người được mệnh danh là “vua sâm ba kích” của Quảng Nam bây giờ vẫn gắn chặt với núi rừng và những cây ba kích của mình. Trăn trở lớn nhất của ông là làm thế nào để giống cây quý hiếm này trở thành loại cây chủ lực giúp nhân dân địa phương thoát nghèo.

Tính đến thời điểm này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã cho tôm lên ruộng được gần 2 tháng, tôm đang phát triển tốt.