Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.
Nguyên nhân của tình trạng tôm nước lợ thiệt hại tăng do thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh như huyện Cù Lao Dung, Long Phú mở rộng và phát triển ao nuôi mới trên nền đất vốn trước đây là đất trồng mía. Hầu hết diện tích mới thả nuôi đều không nằm trong vùng quy hoạch phát triển thủy sản của địa phương nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển nuôi tôm mới phát sinh chưa đồng bộ và gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thiệt hại tăng cao.
Bên cạnh đó, các hộ nuôi mới phát sinh chưa có kinh nghiệm, chưa điều chỉnh được khung lịch thời vụ hợp lý, cộng với chất lượng nguồn tôm giống chưa được đảm bảo, chưa có sự kiểm soát kỹ càng về chất lượng nên dẫn đến tình trạng tôm nuôi trong tỉnh bị thiệt hại cao trong thời gian qua.
Hiện nay, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo các cấp ngành nhanh chóng vận động người dân cải tạo ao nuôi bị thiệt hại, tăng cường kiểm tra các cơ sở cung cấp giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường khuyến cáo người dân hạn chế việc mở rộng ao nuôi, đặc biệt là trong thời điểm thời tiết bất lợi và nguồn nước phục vụ nuôi tôm nhiều vùng còn bị ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi đến thị xã Phú Thọ khi bà con nông dân đang tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông, đã 11 giờ trưa nhưng trên đồng không khí lao động vẫn khá nhộn nhịp. Hiện nay, sản xuất vụ đông gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi diện tích vụ đông đã dần bị thu hẹp nhưng ở xã Hà Thạch màu xanh của ngô, khoai, rau, bí… đã phủ kín khắp các cánh đồng.

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên đã xây dựng Dự án “Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà hướng thịt quy mô gia trại tại huyện Phổ Yên”. Dự án trên được thực hiện trong 12 tháng (từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2014), với tổng kính phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 191 triệu đồng.

Các giống cây được đưa vào gieo trồng chủ yếu là ngô LVN4, LVN99, NK4300, NK66, NK6654, CP999, CP989, B21, B06, B9698, NH45, MB69; khoai lang Hoàng long, KL2, KL5, 143, VX- 37, các giống khoai Nhật Bản chất lượng cao; đậu tương ĐT26, ĐT84, DT2001, ĐT12, ĐVN 6, DT 2008…

Ông Nguyễn Văn Nam - ngụ tại khu phố 1, thị trấn An Thới - cho biết: “Năm nay cá cơm có sớm, mới chuyển bấc được hơn 10 ngày đã có cá cơm. Mỗi chuyến ra khơi khoảng 1 tuần, mỗi tàu đánh được khoảng 10 tấn. Với giá giao động từ 10.000-12.000 đồng/kg, mỗi chuyến ngư dân thu được hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 80 triệu đồng”.

Các chuyên gia ngành điều dự báo, tình hình vụ điều toàn cầu niên vụ 2014 – 2015 không thuận lợi, trong khi nhu cầu thu mua tiêu dùng tại các thị trường lớn như Ấn Độ, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông... tiếp tục tăng trưởng sẽ giúp giá điều tăng cao trong vụ tới.