Chọn 3 cá thể cây chôm chôm tại Bà Rịa - Vũng Tàu để nhân giống

Xác định đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế, ngành nông nghiệp có định hướng khuyến khích người dân đầu tư phát triển để từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Theo Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam bộ đến năm 2020 của Bộ NN-PTNT, BR-VT có 5 cây chủ lực ưu tiên phát triển, trong đó có cây chôm chôm với diện tích khoảng 500ha. Việc lựa chọn, xây dựng quy hoạch phát triển cây chôm chôm trên địa bàn tỉnh sẽ là cơ sở để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất trong tương lai. Các giống chôm chôm đang trồng hiện nay chủ yếu là Rongrien, Java và chôm chôm nhãn, đây là những giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận.
Hiện nay Trung tâm Cây ăn quả miền Đông Nam bộ đang tập trung nghiên cứu, bình tuyển lựa chọn cây đầu dòng có chất lượng tốt nhất phục vụ sản xuất. Trong tổng số 36 cá thể chôm chôm được lựa chọn ở khu vực Nam bộ có nhiều ưu điểm nổi trội như năng suất cao, chất lượng tốt, thì BR-VT có 3 cá thể được lựa chọn thuộc xã Xà Bang (huyện Châu Đức). Đây là cơ hội để người dân trong vùng có được những giống chôm chôm tốt phục vụ sản xuất, khi những cá thể này chính thức được cấp có thẩm quyền công nhận.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.

Tính đến cuối tháng 7, nông dân huyện Điện Biên Đông đã hoàn thành gieo cấy những thửa ruộng cuối cùng thuộc trà muộn vụ lúa mùa năm 2014. Hiện nay, phần lớn diện tích lúa mùa trên địa bàn đang bén rễ hồi xanh và bước vào thời kỳ đẻ nhánh.

Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.

Thủy sản được đánh giá là một trong những lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nguồn lợi này thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trung tuần tháng 4, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình nuôi gà ri lai Đabacô theo hướng nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm.