Soạn Thảo Hợp Đồng Mua Bán, Bảo Vệ Quyền Lợi Cho Người Nuôi Cá

Luật sư Trần Hữu Huỳnh- Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết: Qua nghiên cứu một số bản án mà nông dân kiện doanh nghiệp (DN) trong hợp đồng mua bán cá, cho thấy, các mẫu hợp đồng này đều do DN soạn, một số điều khoản gây bất lợi cho nông dân, dễ dẫn đến tranh chấp.
Vì vậy, sắp tới VIAC sẽ bảo trợ soạn thảo mẫu hợp đồng, sau đó nhờ các chuyên gia phân tích, sử dụng phổ biến cho DN và người nuôi cá trong nước nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa 2 bên.
Hiện VIAC cũng soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán cá, bước đầu giúp cân bằng lợi ích giữa nông dân và DN, đã bàn giao cho Hiệp hội Cá tra Việt Nam phổ biến. VIAC đang tiếp tục soạn các hợp đồng nhằm giảm rủi ro cho DN khi ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng xác định, thủy sản (khai thác, nuôi trồng, dịch vụ) là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng quanh đi quẩn lại đến nay chỉ mới có con tôm nước lợ khẳng định được vị thế này, còn những đối tượng nuôi khác của tỉnh hầu như chưa thể phát triển được.

Theo Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện có trên 300 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau, qua việc lấy mẫu xét nghiệm có 150 ha tôm nuôi bị thiệt hại do nhiễm vi rút.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, vào vụ đánh bắt nhưng nhiều con tàu vẫn còn đang nằm chờ được phê duyệt vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ.

Nếu như trước kia, con bò sữa trở thành nguồn thu nhập chính, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân huyện Củ Chi (TPHCM) thì thời gian gần đây, người chăn nuôi bò sữa lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Tìm đến nhà anh Vũ Duy Sơn (thôn Giác Lan, xã Công Hải, Thuận Bắc, Ninh Thuận), chúng tôi không khỏi khâm phục ý chí dám nghĩ, dám làm của người nông dân này.