Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sò Tượng, Giấc Mơ Bạc Tỷ Đầu Xuân

Sò Tượng, Giấc Mơ Bạc Tỷ Đầu Xuân
Ngày đăng: 18/02/2014

Trong truyện cổ tích, xà tượng là con sò khổng lồ được con vua Thủy Tề dưới hải long cung làm nơi ẩn cư. Đầu năm mới, ngư dân Quảng Ngãi lao vào cơn lốc săn nhà con cháu Thủy Tề và mang vào bờ bán 10 - 15 triệu đồng/con.

Sò 1 mét

Sáng mùng 6 Tết, các bến cá tại xã Bình Châu (Bình Sơn) rầm rập bước chân hối hả của vợ con các ngư dân. Cụm từ “sò tượng” được nhiều người nhắc đi nhắc lại với ánh mắt khấp khởi mừng vui. Sò tượng đối với ngư dân là món quà đầu Xuân.

Một ngư dân nói nhỏ: “Chỉ cần một phiên trúng sò tượng, anh em đi bạn có thể được chia phần gần 100 triệu đồng/người. Riêng chủ tàu thì kiếm hơn nửa tỷ đồng”.

Nghề lặn hải sâm được các ngư dân xếp vào diện thu nhập cao nhất, nhưng hiện nay ngư dân cũng bỏ lơ để làm nghề sò tượng có thu nhập gấp vài lần.

Các ngư dân so sánh nếu đi hành nghề giã cào, một năm lao động cực nhọc thì được chia phần khoảng 80 triệu đồng; còn nghề lưới rút thì chỉ vài chục triệu đồng. Nhưng làm nghề sò tượng thì mỗi ngư dân đi bạn có thể kiếm được nửa tỷ đồng sau một năm đi biển. “Nghề sò tượng là vua, không nghề nào bằng”, một ngư dân khẳng định với niềm vui đầu năm.

Sò tượng là một loại sò có kích thước rất lớn, theo các ngư dân, loại sò này sống rất lâu dưới đáy biển. Khi bắt sò tượng, ngư dân phải dùng dây cẩu lên tàu. Một ngư dân dùng gang tay ướm thử, có con sò tượng dài gần một mét.

Làng chài Bình Châu “nổi sóng” vì toàn bộ đoàn tàu ở xóm Gành Cả và Phú Quý ăn Tết trên biển để săn sò tượng. Mờ sáng mùng 6 tháng Giêng, đoàn tàu này ồ ạt trở về bến và gây lên cơn sốt. Bởi chiếc tàu nào cũng chất một đống sò tượng trên sàn tàu. Các ngư dân cho biết, mỗi tàu chở đầy ắp 250-300 con sò tượng và nhét đầy dưới hầm. Số còn lại chở không xuể thì đổ trên sàn.

Hái ra tiền

Ông Thương, một ngư dân kỳ cựu ở địa phương kể lại, mấy chục năm trước, khi lặn xuống biển sâu thì gặp một con sò tượng đang há miệng to như cái sàng lúa của bà con nông dân. Dưới ánh phản quang của mặt trời, bụng sò tượng tỏa ra ánh sáng lấp lánh một cách kỳ lạ.

Khi ngư dân này cố gắng nhìn xem trong bụng sò tượng có hòn ngọc nào không thì con sò đã sập miệng lại khiến đám cá xung quanh hoảng sợ bỏ chạy. “Nếu tôi lỡ thò tay vào nhặt hòn ngọc trai đó thì có lẽ bỏ mạng dưới biển, vì con sò tượng này quá lớn”, ngư dân này kể lại.

Sò tượng đánh bắt mang về bến và được bán trọn gói cho chủ nậu với giá bình quân là 10 triệu đồng/con. Có thời điểm hàng hiếm nên đội giá lên 15 triệu đồng.

Ngư dân phàn nàn vì khi sò vào bến nhiều thì bị ép giá chỉ còn 5 triệu đồng/con. Một tàu đánh cá sau mỗi phiên đánh bắt bán ra được 2-3 tỷ đồng tiền sò tượng. Ông Phong, ngư dân địa phương cho biết, “mỗi con sò này chủ nậu bán lại với giá lời gấp vài lần. Anh em biết vậy nhưng mình là dân lao động nên cũng đành bó tay”.

Dù biết rằng nghề trục vớt “nhà con vua Thủy Tề” hái ra tiền, nhưng nhiều ngư dân địa phương đành lắc đầu tiếc hùi hụi vì lỡ cơ hội. Bởi theo đến được nơi có “nhà con vua Thủy Tề”, ngư dân phải hành trình trên những con tàu công suất 350 - 550 mã lực.

Ông Bùi Hồng Vân - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết: “Tàu cá của ngư dân Trương Quang Trị vừa vào bờ, cha con ông Trị hốt đậm khi bán sò tượng và trúng đến 3 tỷ đồng. Thu nhập này đạt kỷ lục từ trước đến nay”.


Có thể bạn quan tâm

Nữ Giám Đốc Đưa Nhiều Cây Trồng Mới Đến Với Nông Dân Nữ Giám Đốc Đưa Nhiều Cây Trồng Mới Đến Với Nông Dân

Mới đây, bà đã mạnh dạn xây dựng xưởng sơ chế, bảo quản cấp đông sản phẩm chanh dây phục vụ cho các công ty trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm chanh dây của HTX đã xuất khẩu đến thị trường Đài Loan, Hàn Quốc…và đầu năm 2014 được Hội Nông dân Việt Nam công nhận là 1 trong số 150 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

14/10/2014
Tổ Hợp Tác Trồng Rau An Toàn Ở Nam Đà Tổ Hợp Tác Trồng Rau An Toàn Ở Nam Đà

Theo ông Đinh Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Đà thì Tổ hợp tác trồng rau an toàn là nơi để các hộ chuyên trồng rau ở địa bàn xã có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc, nâng cao chất lượng và sản lượng rau.

14/10/2014
Murrah Hóa Đàn Trâu Murrah Hóa Đàn Trâu

Giống trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập vào nước ta từ năm 1958. Việc phát triển đàn trâu Murrah với mục tiêu ban đầu chỉ để lấy sữa xem ra không còn phù hợp. Chương trình nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái nội thành công đã mở ra hướng đi chiến lược trong việc cải thiện chất lượng đàn trâu Việt Nam.

14/10/2014
Sản Lượng Thủy Sản Thanh Hóa Ở Miền Núi Giai Đoạn 2011 - 2014 Tăng 6,6% Sản Lượng Thủy Sản Thanh Hóa Ở Miền Núi Giai Đoạn 2011 - 2014 Tăng 6,6%

Những năm qua, nuôi trồng thủy sản của các huyện miền núi ở Thanh Hóa phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều huyện đã chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.

14/10/2014
Cà Phê Huyện Sông Hinh (Phú Yên) Được Giá, Người Vui Kẻ Buồn Cà Phê Huyện Sông Hinh (Phú Yên) Được Giá, Người Vui Kẻ Buồn

Chưa năm nào năng suất tại các vườn cà phê ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) lại có mức chênh lệch cao như năm nay. Tuy được giá, nhưng nhiều hộ gia đình vẫn không có thu nhập cao do năng suất thấp. Trong khi đó, một số hộ gia đình khác lại trúng lớn vì được mùa.

14/10/2014