Sở KHCN Khánh Hoà Nghiệm Thu Đề Tài Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Rong Nho Cho Huyện Đảo Trường Sa

Sáng 19/12, Hội đồng Khoa học & Công nghệ tỉnh Khánh Hoà tổ chức nghiệm thu đề tài chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa. Đề tài do thạc sỹ Nguyễn Xuân Hòa làm chủ nhiệm, Viện Hải dương học là cơ quan chủ trì.
Theo báo cáo, sau thời gian thử nghiệm trồng rong nho trong bể composit theo 2 phương pháp trồng đáy và trồng treo tại Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, rong nho phát triển rất tốt, đạt năng suất và chất lượng theo tiêu chuẩn. Từ nay đến năm 2015, mô hình trồng rong nho sẽ được triển khai tại các đảo ở Trường Sa với kinh phí dự kiến khoảng 1,6 tỷ đồng.
Đề tài được Hội đồng Khoa học & Công nghệ tỉnh Khánh Hoà đánh giá cao về tính chính xác, khoa học, khẳng định giá trị kinh tế và xã hội của đề tài mang lại sẽ góp phần giải quyết nhu cầu rau xanh cho quân và dân huyện đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản biện của Hội đồng Khoa học cho rằng, trong báo cáo đề tài cần bổ sung thêm những thông tin khảo sát thực tiễn, nghiên cứu cụ thể về điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất, nhân lực thực hiện tại các đảo ở Trường Sa để đảm bảo chất lượng, tiến độ triển khai đề tài cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động quân sự tại đây.
Có thể bạn quan tâm

Sở hữu hơn 40 cây dâu da đất với năng suất từ 1 tạ đến 3 tạ/cây, gia đình ông Nguyễn Hòa My (ở thôn An Điền Bắc, xã Cửu An, thị xã An Khê) đã chọn đúng cây trồng, hợp thổ nhưỡng để thoát nghèo “khỏe” với thu nhập gần 50 triệu đồng/năm.

Tận dụng lợi thế đất đai, thổ nhưỡng kết hợp với phương pháp canh tác khoa học và trên cả là ý chí vượt khó vươn lên, nhiều hộ nông dân ở huyện Krông Pa đã và đang làm đổi thay cuộc đời mình. Những hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hay hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm trên vùng đất xa xôi này.

Trong nắng Thu dịu nhẹ nhuộm vàng cánh đồng lúa chín là hình ảnh người dân quê nhanh tay gặt những bông lúa vàng trĩu hạt; là sự tất bật thu từng bó lúa đã hanh khô qua nắng để đưa vào máy tuốt... Những hình ảnh ấy tuy bình dị nhưng đã tạo nên bức tranh sinh động cho mùa lúa chín ở xã Quang Minh (Bắc Quang).

Những thế mạnh, tiềm năng của xã đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung khai thác, biến những lợi thế thành động lực để thúc đẩy mặt bằng kinh tế chung trong toàn xã phát triển đi lên.

Ở Hậu Giang, kinh tế tập thể đã thể hiện một phần vai trò tích cực trong cơ cấu nền kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, hiện còn nhiều hợp tác xã yếu kém, rất cần những giải pháp hỗ trợ thiết thực từ ngành chức năng.