Sơ Kết Mô Hình Chăn Nuôi Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Sáng 20/10, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sơ kết “Xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học”.
Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học được HLV và TT tỉnh bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2012, với 2 mô hình tại 2 xã Đông Hoàng và Đông Minh, huyện Đông Sơn. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng ra 22 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 21 mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, với 1.100m2 nuôi 1.000 con lợn thịt/lứa; 518 hộ chăn nuôi gia cầm trên nền đệm lót sinh học, với 30.000m2 nuôi 51.800 con gà, vịt, ngan. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội HLV và TT Thanh Hoá nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đỡ vất vả và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Phát biểu tại hội nghị ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch HLV và TT Thanh Hóa đánh giá cao những kết quả mà các hội cấp huyện đạt trong thời gian qua đồng thời chỉ đạo các hội huyện tiếp tục phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, nhân rộng ra các hội xã để mô hình đạt được các kết quả cao.
Thảo luận tại Hội nghị rất nhiều ý kiến đánh giá cao những ưu điểm vượt trội của chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm công lao động, vật nuôi khỏe mạnh, chất lượng thành phẩm cao, ngoài ra kĩ thuật làm đơn giản, chi phí phù hợp với các hộ chăn nuôi.
Từ những lợi ích thiết thực của mô hình, trong thời gian tới các hội cấp huyện tiếp tục hoàn thiện các mô hình chăn nuôi, bảo dưỡng đệm lót kịp thời, xây dựng thêm nhiều mô hình chăn nuôi ở tất cả các các hội cấp huyện và cấp xã.
Có thể bạn quan tâm

Một lần đi công tác, sau khi làm việc xong, tôi được vị phó chủ tịch một huyện mời uống nước. Ông rót cho tôi ly nước còn nóng, có màu nâu nâu, khi uống vào, cảm nhận mùi vị là lạ, thơm thơm, ngọt ngọt rất dễ chịu

Nhằm giúp người nuôi có những kiến thức cơ bản và sử dụng vôi có hiệu quả, xin giới thiệu các dạng vôi hiện nay và cách sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Năm 2011, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long triển khai mô hình “Nuôi gia cầm an toàn sinh học” (ATSH). Mô hình thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với qui mô 4.250 con vịt và 1.730 con gà cho 27 hộ nuôi / 3 huyện trong tỉnh là: Long Hồ, Bình Tân và Trà Ôn.

Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam còn sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao

Năm 2004 anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam đã tiếp nhận chương trình nuôi gà an toàn sinh học đưa vào nuôi thí nghiệm. Bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng anh Nhân luôn tin chắc rằng ở những lần nuôi tiếp theo anh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, qua nhiều năm phát triển mô hình nuôi gà thả vườn gia đình anh đã khá hẳn lên.