Sơ Kết Mô Hình Chăn Nuôi Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Sáng 20/10, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sơ kết “Xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học”.
Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học được HLV và TT tỉnh bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2012, với 2 mô hình tại 2 xã Đông Hoàng và Đông Minh, huyện Đông Sơn. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng ra 22 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 21 mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, với 1.100m2 nuôi 1.000 con lợn thịt/lứa; 518 hộ chăn nuôi gia cầm trên nền đệm lót sinh học, với 30.000m2 nuôi 51.800 con gà, vịt, ngan. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội HLV và TT Thanh Hoá nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đỡ vất vả và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Phát biểu tại hội nghị ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch HLV và TT Thanh Hóa đánh giá cao những kết quả mà các hội cấp huyện đạt trong thời gian qua đồng thời chỉ đạo các hội huyện tiếp tục phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, nhân rộng ra các hội xã để mô hình đạt được các kết quả cao.
Thảo luận tại Hội nghị rất nhiều ý kiến đánh giá cao những ưu điểm vượt trội của chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm công lao động, vật nuôi khỏe mạnh, chất lượng thành phẩm cao, ngoài ra kĩ thuật làm đơn giản, chi phí phù hợp với các hộ chăn nuôi.
Từ những lợi ích thiết thực của mô hình, trong thời gian tới các hội cấp huyện tiếp tục hoàn thiện các mô hình chăn nuôi, bảo dưỡng đệm lót kịp thời, xây dựng thêm nhiều mô hình chăn nuôi ở tất cả các các hội cấp huyện và cấp xã.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NNPTNT Thanh Hóa, sau nhiều năm tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đến nay toàn tỉnh có gần 530ha sản xuất hạt giống lúa lai F1. Năm 2011, năng suất bình quân đạt 15 - 21 tạ/ha, lượng hạt giống sản xuất ra hàng năm đáp ứng trên 30% nhu cầu, giảm lượng hạt giống phải nhập khẩu.

Vụ đông xuân 2011-2012, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng một mô hình thâm canh lúa lai tại xã miền núi Vĩnh An (huyện Tây Sơn), nơi có 100% dân số là người dân tộc Ba Na. Mô hình triển khai trên diện tích 2ha với giống lúa TH3-3.

Mặc dù sở hữu đến 2 hécta điều trồng hơn 10 năm, nhưng cuộc sống gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vẫn chật vật vì thu nhập thấp, chưa đầy 30 triệu đồng/năm.

Cá tra loại 1 (thịt trắng, cỡ 0,7 – 0,8 con/kg) ở Đồng Tháp lên tới 27.500 đồng/kg, cao hơn tuần trước 500 – 1.000 đồng. Mức giá gần chạm kỷ lục ở tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi lớn nhất khu vực ĐBSCL đã tác động tích cực tới thị trường các tỉnh khác. Giá cá cùng loại tại Tiền Giang là 25.500 đồng/kg, ở An Giang 26.000 đồng, ở Cần Thơ giá 24.500 đồng/kg. Cá tra loại 2 (thịt vàng, cỡ 0,9 – 1,1 kg/con) ở Đồng Tháp hiện là 26.000 đồng, cao hơn tuần trước 1.500 đồng/kg, tại Tiền Giang đạt 23.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng.

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Vĩnh Phúc đã tiến hành trồng thử nghiệm thành công loài hoa Thiên điểu với tỷ lệ cây sống đạt 100%.