Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân

Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.
Anh Thái Văn Phương ở thôn 1, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên là một trong những hộ có diện tích nuôi sò, cho biết “Hôm trước, sò của gia đình tôi vẫn bình thường, nhưng chỉ sau một đêm thấy vỏ sò nổi lềnh bềnh trên mặt nước, Thay vì việc thuê nhân công thu hoạch sò thịt như những năm trước đây, thì trong những ngày này gia đình chúng tôi phải bất đắc dĩ thuê nhân công đi lượm vỏ sò chết”.
Năm nay, gia đình anh Phương đầu tư hơn 300 triệu đồng, mua hơn 4,5 tấn sò giống để thả trên 2 ha diện tích mặt nước. Những tưởng sẽ gặt hái một vụ mùa bội thu, nào ngờ sò lại chết hàng loạt (khoảng hơn 4 tấn sò thịt), thiệt hại hơn 150 triệu đồng.
Không chỉ riêng gia đình anh Phương mà tất cả các hộ dân nuôi sò ở thôn 1, Cẩm Lĩnh cũng đang gánh chịu rủi ro này.
Toàn xã Cẩm Lĩnh có khoảng 12 ha diện tích nuôi sò của 8 hộ dân, mỗi năm thu về hàng tỉ đồng. Tuy nhiên vụ sò năm nay, hàng chục tấn sò thịt bị chết thì thiệt hại hơn 600 triệu đồng, chưa kể tiền để thuê nhân công đi vớt sò chết.
Ông Phạm Xuân Hạnh, Chủ tịch hội Nông dân xã Cẩm Lĩnh cho biết: “Sau khi nhận được thông tin từ người dân, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra, nhưng đến nay chúng tôi vẫn không biết rõ nguyên nhân vì đâu. Sau một vụ sò thất bại như thế này sẽ làm cho các hộ dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, năng suất bình quân của cây mía tại Đồng Nai đạt khoảng trên 59 tấn/hécta/năm. Tuy nhiên, một số nông dân trong tỉnh lại có “bí quyết” đẩy năng suất mía cao gấp 1,5 - 2 lần mức bình quân.

Cây cam sành ở nước ta được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ…

Theo kế hoạch, năm 2012, Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa) sẽ hỗ trợ năm tỉnh Tây Nguyên và một số doanh nghiệp càphê trên địa bàn tổng cộng 296.000 cây giống càphê.

Nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa nước nổi thay cho vụ lúa Thu đông kém hiệu quả ngày càng được nhiều nông dân áp dụng ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Mô hình này góp phần thay đổi tập quán từ sản xuất độc canh 3 vụ lúa/năm, chuyển sang hình thức luân canh lúa - cá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tận dụng phần đất trống giữa các hàng dừa và mặt nước sẵn có trong vườn, chàng trai 31 tuổi Lê Chí Dũng ở ấp Tiên Đông - xã Tiên Long (Châu Thành, Bến Tre) đã thành công với mô hình nuôi ếch. Hiện cây dừa đang ở giai đoạn đâm “lưỡi mèo” nhưng vẫn có nguồn thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình…