Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Siêu thị ngoại ép thủy sản Việt ngay tại sân nhà

Siêu thị ngoại ép thủy sản Việt ngay tại sân nhà
Ngày đăng: 11/11/2015

Việc nâng chiết khấu và các khoản chi phí phát sinh sẽ "ăn" vào giá bán khiến thủy sản bày bán tại siêu thị trở nên đắt đỏ hơn.

Theo phản ánh của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù đã nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng của thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, dân số thành thị chiếm hơn 33%, trong 5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng dần tỷ trọng hàng tiêu thụ trong nước.

Tuy nhiên, để có mặt và trụ lại tại các siêu thị thì thì điều kiện không dễ dàng gì.

Theo đó, hàng năm, các siêu thị liên tục đòi tăng mức chiết khấu và ép buộc nhiều khoản chi phí “có tên” hay “không tên” trong thỏa thuận thương mại.

Các doanh nghiệp cho hay, khó khăn trong việc phát triển phân phối thủy sản đông lạnh tại thị trường trong nước là mức chiết khấu cho các hệ thống siêu thị rất cao và đều tăng hàng năm, doanh nghiệp nào không chấp nhận thì bị dọa cắt hợp đồng cung cấp hàng.

Đối với các siêu thị trong nước mức chiết khấu vẫn ở mức “dễ chịu”, cao nhất là 10%, nhưng đối với các siêu thị nước ngoài, mức chiết khấu còn cao hơn nhiều, từ 10% trở lên, thậm chí lên tới 25%/doanh thu.

Hơn nữa, có những khoản chiết khấu tại các siêu thị nước ngoài mới nghe đã thấy vô lý như: Chi phí tháng cho thương lượng chung; chi phí tháng tập hợp đơn hàng; chi phí tháng cho tối ưu hóa phân phối sản phẩm trong mạng lưới các cửa hàng; chi phí cho việc dùng thử sản phẩm (mặc dù doanh nghiệp đã có chương trình với chi phí riêng)…

Mỗi khoản chiết khấu 1-2% tương đương với số tiền 100-200 triệu (nếu doanh số của doanh nghiệp 10 tỷ/năm).

Cứ mỗi năm lại xuất hiện thêm một vài khoản chiết khấu “trời ơi” mới với những cái tên nghe rất “mỹ miều” từ “trên trời rơi xuống” - thông tin từ VASEP cho biết.

Mới đây, một số siêu thị nước ngoài gửi đề nghị tới các doanh nghiệp thủy sản tăng mức chiết khấu từ 0,75-1,2% bổ sung cho hợp đồng đã ký năm 2015, điều này bất hợp lý gây bức xúc cho các doanh nghiệp vì việc tăng mức chiết khấu này sẽ làm cho giá bán tăng theo.

Hiện nay các siêu thị thường xây dựng biểu giá bán lẻ cao hơn từ 20-35% so với giá bán của nhà cung cấp, cùng với việc “đè” doanh nghiệp để “lấy thêm” phần chiết khấu 10-25% đã làm cho giá bán của nhiều loại sản phẩm thủy sản bày bán trong siêu thị cao hơn so với các kênh bán lẻ, phân phối khác như: chợ, đại lý và người tiêu dùng cuối cùng chính là người phải trả khoản chênh lệch này.

Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, lĩnh vực bán lẻ sẽ tăng trưởng bình quân 19-20%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 20-21%/năm từ năm 2016 đến năm 2020.

Dự kiến, năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại.

Số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại đang “mọc lên như nấm”, nhất là khi Hiệp định TPP tới đây sẽ được ký kết, tuy nhiên, với những điều khoản phía siêu thị đưa ra, trong đó, mức chiết khấu mỗi năm một cao thì con đường để đưa sản phẩm thủy sản vào siêu thị để đến tay người tiêu dùng vẫn vô cùng gian nan.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa

Ngày 30-9, tại huyện Phú Lương, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể dinh dưỡng để trồng rau, hoa trong chậu.

03/10/2013
Xuất Khẩu Chính Ngạch Tôm Hùm, Cá Mú Xuất Khẩu Chính Ngạch Tôm Hùm, Cá Mú

Từ trước đến nay cá mú, tôm hùm sống đều lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, thường xuyên bị ép giá. Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đang đi đầu trong cả nước lập một dự án đưa cá mú, tôm hùm xuất khẩu chính ngạch bằng tàu thông thủy…

04/10/2013
Thả 400 Nghìn Cá Tra Giống Ra Hệ Thống Sông Ngòi Thả 400 Nghìn Cá Tra Giống Ra Hệ Thống Sông Ngòi

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, số cá tra giống này được thuần hóa giống bố mẹ lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, cho sinh sản tại cơ sở nuôi trồng của trung tâm cách đây 3 tháng. Cá tra là loại thủy sản được nuôi thả phổ biến ở miền Nam và trong những năm gần đây đã được nuôi thành công tại Quảng Nam. Đợt thả cá này mang tính chất thử nghiệm với mục đích qua sự chọn lọc của tự nhiên có thể lưu giữ nguồn gien giống cá tra, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

04/10/2013
Nghề Nuôi Ong Mật Ở Động Đạt Nghề Nuôi Ong Mật Ở Động Đạt

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.

04/10/2013
Mua Bán Hải Sản Từ Gốc Mua Bán Hải Sản Từ Gốc

Chỉ cần điện thoại là hải sản từ nhiều vùng mien sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày

07/10/2013