Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Siết Chặt Việc Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Siết Chặt Việc Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi
Ngày đăng: 28/09/2014

Nhiều mẫu thịt lợn được kiểm nghiệm trên thị trường phát hiện dư lượng chất cấm và kháng sinh cao. Nguyên nhân ban đầu được xác định do người chăn nuôi đã tự ý cho những chất này vào thức ăn.

Theo báo cáo tại buổi giao ban công tác quản lý chất lượng và ATTP tháng 9 và triển khai kế hoạch tháng 10/2014 của Bộ NN&PTNT tổ chức sáng ngày (25/9), tình trạng thịt có dư lượng kháng sinh sulfadimidin vượt ngưỡng cho phép ở TPHCM có thể là do người dân đã tự ý trộn thêm vào thức ăn trong quá trình chăn nuôi.

Khi nhận được thông tin 43% mẫu thịt được kiểm nghiệm có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt ngưỡng giới hạn cho phép, Cục Thú y đã chỉ đạo cơ quan thú y vùng trực tiếp làm việc với các bên liên quan để xác minh thông tin.

Đồng thời, tổ chức họp bàn với Sở NN&PTNT TPHCM và 5 tỉnh liên quan tăng cường kiểm soát sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và giám sát dư lượng khánh sinh, chất cấm trong sản phẩm chăn nuôi.

Theo tổng kết về hiện trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện nay của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nếu kiểm tra trong thành phẩm thức ăn thì ít phát hiện chất cấm và kháng sinh, vì phần lớn người chăn nuôi sử dụng các chất này bằng con đường phòng trị bệnh trực tiếp cho vật nuôi.

“Trong tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ NN&PTNT, có 18 loại kháng sinh cho sử dụng trong chăn nuôi thì không có sulfadimidin. Điều này chứng tỏ người dân đã sử dụng trong quá trình chăn nuôi, chứ không phải được trộn trong thức ăn chăn nuôi”, ông Dương nói rõ hơn.

Để đẩy mạnh việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã chỉ đạo 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TPHCM, Thanh Hóa, Hưng Yên, Vĩnh Long và Đồng Nai thực hiện thí điểm nhiệm vụ kiểm soát trọng điểm chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Theo đó, các địa phương tập trung kiểm tra chủ yếu các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các cơ sở chăn nuôi tự trộn thức ăn và các cơ sở chăn nuôi tận dụng các nguồn thức ăn của bếp ăn tập thể, nhà hàng, khu công nghiệp.

Kết quả, tại Thanh Hóa, phát hiện 8,1 tấn thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm. Cơ quan chức năng đã xử lý phạt tiền 80 triệu đồng, đình chỉ hoạt động kinh doanh 1,5 tháng và tiêu hủy toàn bộ lô hàng 8,1 tấn thức ăn chăn nuôi vi phạm.

Tại Hưng Yên, tiến hành lấy 3 mẫu thức ăn và 8 mẫu thức ăn bổ sung để phân tích nhưng không có mẫu nào dương tính với chất cấm nhóm Beta agonist.

Hiện Cục Chăn nuôi đang xây dựng dự thảo thông tư về quản lý sử dụng kháng sinh trong thực ăn chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Cá Tra Chưa Phải Đăng Ký Xuất Khẩu Doanh Nghiệp Cá Tra Chưa Phải Đăng Ký Xuất Khẩu

Ngày 18/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Công văn số 1976/BNN-TCTS chỉ đạo tạm ngưng việc DN phải thực hiện thủ tục đăng ký và xác nhận giấy đăng ký Hợp đồng và XK sản phẩm cá tra với Hiệp hội cá tra Việt Nam.

20/06/2014
Đâu Là Lối Ra Cho Cá Rô Hậu Giang? Đâu Là Lối Ra Cho Cá Rô Hậu Giang?

Chi phí đắt đỏ, thiếu thị trường tiêu thụ là những áp lực đang đè nặng trên vai người nuôi cá rô Hậu Giang (cá rô đầu vuông), khiến người dân thiếu mặn mà với loại đặc sản này.

20/06/2014
Nhiều Tàu Câu Mực Khơi Trúng Đậm Ở Quảng Nam Nhiều Tàu Câu Mực Khơi Trúng Đậm Ở Quảng Nam

Trước đó, cũng ở Tam Giang, tàu mực khơi của ông Phạm Hùng (thôn Đông Mỹ) đạt sản lượng 28 tấn mực khô/chuyến biển, doanh thu hơn 2,1 tỷ đồng; tàu câu mực khơi của ông Lương Văn Cam (thôn Đông An) đạt sản lượng 51 tấn mực khô/chuyến biển; doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng…

26/11/2014
WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản WTO Hội Thảo Về Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế Trong Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.

26/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.

20/06/2014