Si Ma Cai (Lào Cai) triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao

Hiện, huyện Si Ma Cai đang triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi gia súc chất lượng cao theo hướng nuôi nhốt tại hai xã Sín Chéng và Bản Mế, mỗi xã thực hiện 1 - 2 nhóm sở thích chăn nuôi gia súc.
Cùng với việc thí điểm mô hình, huyện Si Ma Cai đã xây dựng dự án chăn nuôi trên địa bàn giai đoạn từ 2015 – 2020. Với mục tiêu chuyển từ chăn nuôi tự cung, tự cấp sang hàng hóa theo phương pháp tiên tiến, phấn đấu đến năm 2020, Si Ma Cai có hơn 60% hộ dân chăn nuôi theo hướng hàng hóa, hướng tới giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 29,52% năm 2014 xuống dưới 10% năm 2020.
Hằng năm các hộ tham gia dự án dự kiến xuất bán ra thị trường trên 4.000 con bò, 1.800 con trâu, 1.000 con ngựa và 16.500 con lợn; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 2.100 tấn/năm. Việc triển khai dự án chăn nuôi chất lượng cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn, tăng giá trị tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp từ 43,03% năm 2014 lên 60% năm 2020.
Ngoài xây dựng dự án chăn nuôi chất lượng cao, huyện Si Ma Cai sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuât, hỗ trợ vốn, giống cho hộ khó khăn, tạo nguồn thức ăn đảm bảo cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Trung tuần tháng 9, chúng tôi về xã Hải Tây (Hải Hậu). Trong khi ở nhiều địa phương khác, lúa mùa mới đang bắt đầu trỗ thì hầu hết các cánh đồng của Hải Tây, lúa đã chín đỏ, chuẩn bị cho thu hoạch.

Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.

Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.

Có lẽ, ít người biết rằng để bảo tồn nguồn gene ngựa Việt, từ hàng chục năm qua có một trung tâm chuyên nuôi dưỡng, bảo tồn và lai tạo những giống ngựa thuộc loại quý hiếm cho nước ta - được đặt ở một nơi khá kín đáo thuộc khu Việt Bắc. Đây cũng là “lò” sản xuất ngựa đầu tiên và lâu đời nhất ở nước ta.

Mới đây, anh Nguyễn Bình Phong, nông dân xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tiên phong đưa loài chim có giá trị kinh tế cao này về nuôi cho hiệu quả khả quan.