Sen Tịnh Tâm Với Nỗi Lo Mất Dần Thương Hiệu Truyền Thống

Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.
Theo mùa vụ, tháng 5 là mùa thu hoạch sen nhưng hiện nay Hồ Tịnh Tâm vẫn một màu xanh ngắt của bèo tây và rau muống. Từ đầu năm đến nay, chưa một vụ sen nào được trồng. Người dân ngần ngại với việc trồng sen bởi nhiều năm thua lỗ, lợi nhuận thấp.
Không chỉ Hồ Tịnh Tâm mà cả một số hồ trong khu vực cũng không còn trồng sen nữa. Nguyên nhân sâu xa vì các miệng cống bố trí quanh bờ bị tắc nghẽn, nước xả thải từ các cống sinh hoạt lại liên tục dồn về nên chức năng điều tiết nước không còn đảm bảo. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc phục hồi lại các giống sen ở Hồ Tịnh Tâm, tuy nhiên do chưa có một quy trình toàn diện để giải quyết vấn đề nước ô nhiễm nên thực trạng này vẫn chưa được khắc phục.
Nhiều người dân lấy sen từ các nơi về Hồ Tịnh Tâm để bán khiến du khách lầm tưởng về thương hiệu sen này. Với thực trạng như vậy, Tịnh Tâm đang đứng trước nguy cơ vừa mất dần thương hiệu, vừa mất đi nghề truyền thống của mình.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân Bến Tre ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, trong đó, con cá sặc rằn được nuôi phổ biến ở vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Ninh cho biết, đã xác định được nguyên nhân làm hàng ngàn con cá nuôi bè bị các vết lở loét.

Ông Nguyễn Văn Hơn cư ngụ ở ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình trồng bông súng kết hợp nuôi cá trên diện tích 14 công tầm cấy (1,82 ha) đã 3 năm nay, cho hiệu quả rất cao.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, do giá các sản phẩm chăn nuôi thường xuyên bán dưới giá thành nên trong vòng hai năm qua người chăn nuôi đã lỗ 27.000 tỷ đồng.

Đam mê nghiên cứu và nhân cây giống cho hiệu quả kinh tế cao, kỹ sư nông - lâm Huỳnh Ngọc Tư đã mạnh dạn đầu tư lập doanh nghiệp cây giống, tiếp sức cho nông dân Tây Nguyên làm giàu.