Sen Tịnh Tâm Với Nỗi Lo Mất Dần Thương Hiệu Truyền Thống

Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.
Theo mùa vụ, tháng 5 là mùa thu hoạch sen nhưng hiện nay Hồ Tịnh Tâm vẫn một màu xanh ngắt của bèo tây và rau muống. Từ đầu năm đến nay, chưa một vụ sen nào được trồng. Người dân ngần ngại với việc trồng sen bởi nhiều năm thua lỗ, lợi nhuận thấp.
Không chỉ Hồ Tịnh Tâm mà cả một số hồ trong khu vực cũng không còn trồng sen nữa. Nguyên nhân sâu xa vì các miệng cống bố trí quanh bờ bị tắc nghẽn, nước xả thải từ các cống sinh hoạt lại liên tục dồn về nên chức năng điều tiết nước không còn đảm bảo. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc phục hồi lại các giống sen ở Hồ Tịnh Tâm, tuy nhiên do chưa có một quy trình toàn diện để giải quyết vấn đề nước ô nhiễm nên thực trạng này vẫn chưa được khắc phục.
Nhiều người dân lấy sen từ các nơi về Hồ Tịnh Tâm để bán khiến du khách lầm tưởng về thương hiệu sen này. Với thực trạng như vậy, Tịnh Tâm đang đứng trước nguy cơ vừa mất dần thương hiệu, vừa mất đi nghề truyền thống của mình.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 4 tháng triển khai mô hình trồng nấm sò ở huyện nghèo Mường Nhé bước đầu mang lại hiệu quả thêm hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây.

Hiện nay, Hội LHPN phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) có trên 1.200 hội viên, sinh hoạt ở 32 chi hội, trong đó một số hội viên kinh tế còn khó khăn, đời sống bấp bênh do không có thu nhập ổn định.

Hơn 6 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên, đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên quản lý và chăm sóc gần 3.343ha phân bố tại các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo và TP. Điện Biên Phủ. Công ty đã và đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng vườn cây theo phương châm “chậm và chắc”.

Mức giá trên chỉ áp dụng đối với khối lượng thóc nhập kho tại các đơn vị nêu trong Công văn số 214/TCDT – KH ngày 20/02/2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Đến thời điểm này, dịch cúm A/H5N1 đã cơ bản được khống chế, không tiếp tục bùng phát và lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, tin tốt này cũng không khiến người chăn nuôi phấn khởi khi mà gia cầm và các sản phẩm gia cầm đang rơi vào cảnh “đại hạ giá”…