Seafarms xây dựng trại nuôi tôm lớn nhất thế giới

Trại nuôi sẽ phát triển 1 trung tâm nhân giống, 1 trại ương giống, 1 nhà máy sản xuất thức ăn và các ao nuôi, trung tâm chẩn đoán sức khỏe tôm nuôi và các cơ sở thu hoạch và chế biến tôm.
Đây là một dự án lớn với quy mô toàn cầu và đến cuối năm 2018, tổ hợp ao nuôi 1.000 ha sẽ hoàn thành giai đoạn đầu tiên.
Seafarms hiện đang trong giai đoạn đánh giá tác động môi trường với dự án trị giá 1 tỷ USD, bắt đầu từ tháng 5 năm nay và dự kiến kéo dài 12 tháng. Cuối năm 2016 mới đi vào xây dựng các công trình của trại nuôi.
Các trại nuôi tôm hiện tại của Seafarm Group chủ yếu sản xuất phục vụ thị trường nội địa trong khi trại nuôi thuộc dự án Sea Dragon dự kiến sản xuất để phục vụ XK.
Nhu cầu đối với tôm sú đang tăng và công ty này đang hướng đến các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/8, nhiều gia đình trồng rau tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), vùng chuyên canh rau, củ quả lớn nhất cả nước cho biết, thời gian gần đây nhiều loại nông sản giảm giá mạnh khiến nhà vườn thua lỗ.

Thời gian qua, diện tích trồng cây keo trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) tăng nhanh. Ngoài phát huy hiệu quả trên diện tích đất lâm nghiệp với đồi, dốc cao, việc phát triển cây keo cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khuyến khích nông dân chuyển đổi hàng ngàn ha đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu nhằm hạn chế tình trạng khô hạn do thiếu nước tưới. Sau cây đậu phộng, cây bắp giống, đậu bắp giống và đậu xanh giống trồng thử nghiệm trên đất lúa gò cao đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thu nhập từ các cây trồng mới chịu hạn này cao gấp 1,5 đến 2 lần so cây lúa trước đây.

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).