Sẽ Thu Gần 100 Triệu Đồng Mãng Cầu

“Vườn mãng cầu trái vụ, bán Tết Ất Mùi của tôi rộng hơn 2.000m2, hiện có khoảng 1.500 cây”, ông Đinh Văn Quang nói với sự tự hào.
Quả đúng vậy, ở thôn Phước Thọ, xã Tân Phước (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), ông là người thường xuyên có mãng cầu chính vụ và trái vụ, bán đi các nơi, kể cả ngoài tỉnh. Đất ở Tân Phước đa phần là đất cát pha, thích hợp với mãng cầu, chính vì vậy, khi nhiều người nông dân Tân Phước chuộng cây xoài, thanh long, ông vẫn tập trung vào mãng cầu, cho dù loại cây này dễ cỗi nếu chăm sóc không hợp lý, hoặc thiếu nước tưới bổ sung.
Bằng kinh nghiệm thâm canh cây ăn quả, ngoài việc đào ao, lắp hệ thống tưới để cây có đủ nước trong mấy tháng nắng, ông chú trọng dùng phân hữu cơ cải tạo đất. Trong mỗi năm thường là tháng 6, sau khi thu hoạch mãng cầu chính vụ, ông xẻ rãnh gần cây để bón phân các loại, tỉa cành để cây vào trạng thái nghỉ. Và khi chỉ còn 3 tháng là đến Tết Nguyên đán, ông tập trung “đánh” mùa mãng cầu trái vụ.
Thay vì bỏ công lặt toàn bộ lá, ông dùng thuốc diệt cỏ nồng độ thấp, phun lên lá, để sau đó chừng một tuần toàn bộ lá mãng cầu sẽ bị cháy, trơ cành. Lại tưới bổ sung hàng ngày cho cây ra lá non, trái non. Trước khi thu hoạch 2 tháng, là thời điểm chọn trái, lặt bỏ trái xấu, giữ lại trái tròn và đẹp. Bình quân 20 trái/cây. Thời gian này cần thêm phân lân, kali cho cây khỏe, trái ngọt.
Do vậy, mỗi mùa mãng cầu trái vụ, ông Quang đều biết sẽ thu hoạch bao nhiêu tấn trái. Riêng tết Ất Mùi tới đây sẽ là 30.000 trái. Trung bình 4 trái/kg, sản lượng là 7, 5 tấn. Lấy giá trung bình là 20 ngàn đồng/kg của năm trước, tổng thu danh nghĩa là 150 triệu đồng. Trừ công chăm sóc gần 3 tháng, phân bón và thu hoạch là 50 triệu đồng, thực thu gần 100 triệu đồng.
“Tôi biết mọi người chú ý đến thanh long. Cả tỉnh tập trung vào thanh long, nên thị trường mãng cầu luôn rộng mở. Mãng cầu chắc chắn trúng, bởi Tết Nguyên đán nhu cầu loại trái này cao lắm. Người nông dân 40 tuổi nói, không giấu được niềm vui.
Có thể bạn quan tâm

Trong tháng 6, nhiều loại trái cây trong nước nói chung và Tiền Giang nói riêng đồng loạt rớt giá, một phần là do vào mùa thuận, sản lượng tăng; một phần do lượng trái cây được xuất bán sang Trung Quốc giảm so với trước kia.

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không đảm bảo nguồn nước, năng suất thấp để hình thành những vùng sản xuất rau màu cho hiệu quả kinh tế cao.

“Chúng ta có nên tiếp tục thu mua tạm trữ lúa, gạo nữa hay không? Tình hình xuất khẩu gạo của chúng ta ra sao?” Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội nghị sơ kết công tác thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2013-2014 ở các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức vào ngày 11-6 tại tỉnh Long An.

Ngày 29.5, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội thảo tổng kết mô hình liên kết sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc).

Từ nguồn vốn này, hàng nghìn hộ ngư dân đã đầu tư đóng các loại tàu, thuyền có công suất lớn hơn 90CV, đánh bắt tại những ngư trường xa bờ. Nhiều hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản, mỗi hộ vài ha mặt nước nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương, ngao... doanh thu hàng tỷ đồng/năm.