Sẽ điều chỉnh về mức thuế xuất khẩu sắn lát

Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng họp với các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các hiệp hội, đồng thời khẩn trương phối hợp làm việc với một số địa phương nhằm rà soát lại mức thuế xuất khẩu đối với sắn lát để có điều chỉnh phù hợp.
Trước đó, nhằm khuyến khích sản xuất, phối trộn và sử dụng xăng E5 theo lộ trình đã nêu tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22.11.2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính điều chỉnh thuế xuất khẩu sắn lát nguyên liệu theo hướng khuyến khích sử dụng trong nước, góp phần bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ theo lộ trình sử dụng xăng sinh học quy định tại Quyết định 53/2012/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã có công văn gửi xin ý kiến các bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên Môi trường, Khoa học và Công nghệ), các hiệp hội (Hiệp hội sắn Việt Nam, Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh có diện tích trồng sắn lớn (Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình, Bình Thuận, Nghệ An, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đăk lăk, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tầu, Bình Dương).
Trên cơ sở ý kiến đồng thuận của 10/12 ý kiến nhận được và 1 ý kiến đề nghị tăng thuế suất thuế xuất khẩu lên 10% và 1 ý kiến giữ nguyên mức 0%, ngày 6.5.2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2015/TT-BTC quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng sắn lát, có hiệu lực thi hành từ ngày 20.6.2015.
Như vậy, tới đây, mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với sắn lát sẽ được điều chỉnh phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam – Lào có truyền thống hợp tác, gắn bó lâu đời không chỉ trong thời chiến mà khi bước sang thời kỳ đổi mới, phát triển, mối tình hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước lại càng thắt chặt.

Sau gần 30 năm đẩy mạnh tiến trình khai phá Đồng Tháp Mười, Tiền Giang đã thành lập huyện Tân Phước giàu các tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, xây dựng những vùng chuyên canh cây trồng hướng đến xuất khẩu: Lúa, dứa, khoai, cây lâm nghiệp...

Niên vụ mía 2014 - 2015 ở xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã khép lại. Một vụ sản xuất gặp sâu bệnh, nắng hạn đã khiến nông dân kiệt quệ. Đã vậy, nhiều nông hộ còn đang đối mặt với việc bị Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa (KSC) phạt vi phạm hợp đồng (HĐ) vì không giao đủ số lượng mía như cam kết.

Một số thương lái đang tìm mua cau non ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá cao. Theo các ngành chức năng, người dân cần cảnh giác, không nên thấy giá cao mà đốn bỏ những loại cây đặc sản của địa phương để trồng cau.

Khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất do nắng hạn kéo dài, thời gian qua, nhiều nông dân tại xã Lợi Hải (Thuận Bắc - Ninh Thuận) đã chủ động khoan giếng, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, góp phần giảm công lao động, tăng năng suất cây trồng, ổn định cuộc sống.