Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất

Theo đó, hợp tác xã sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí để đầu tư phương tiện, máy móc trong sơ chế ca cao.
Hiện hợp tác xã đã chọn được địa điểm đầu tư và đang tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để đưa dự án vào thực tế.
Theo kế hoạch, khi xưởng sơ chế đi vào hoạt động, hợp tác xã sẽ là điểm thu mua, sơ chế cho nông dân trồng ca cao của các huyện, thị:
Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc và TX.Long Khánh.
Hợp tác xã sẽ ký kết hợp đồng với doanh nghiệp và cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá ổn định.
Hợp tác xã đang là đầu mối thu mua ca cao của 70 xã viên với diện tích khoảng 60 hécta.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông Xuân năm nay, nông dân các huyện Vân Canh, Tây Sơn, Phù Mỹ… của tỉnh Bình Định đã chuyển đổi trên 500 ha đất chân cao sản xuất lúa và hoa màu hiệu quả thấp sang trồng dưa hấu. Nhờ thời tiết thuận lợi, nông dân đầu tư chăm sóc đúng mức nên dưa hấu phát triển tốt cho năng suất cao.

Xóm Hữu Nghị, xã Hợp Tiến được biết đến là một trong những địa phương trồng vải nhiều, có chất lượng cao của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Hàng chục năm nay, 48 hộ dân trong xóm vẫn cần mẫn chăm sóc đồi vải của mình để đem đến cho người tiêu dùng những chùm quả chín ngọt.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, người nông dân nuôi tằm tại Trung Quốc đã dần thay đổi và cải tiến phương thức nuôi tằm.

Thử nghiệm nuôi cá bóp lồng bè (còn gọi là cá bớp, bốp) ở Cà Mau bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân trên đảo Hòn Chuối.

Từ thôn thuần nông nghèo nhất xã Hoàng Đông (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), đến nay, Bạch Xá đã trở thành địa chỉ hàng đầu nuôi và cung cấp "đặc sản" rắn hổ mang, rắn hổ trâu ở tỉnh này, mang lại tiền tỷ cho không ít hộ gia đình.