Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất

Theo đó, hợp tác xã sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí để đầu tư phương tiện, máy móc trong sơ chế ca cao.
Hiện hợp tác xã đã chọn được địa điểm đầu tư và đang tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để đưa dự án vào thực tế.
Theo kế hoạch, khi xưởng sơ chế đi vào hoạt động, hợp tác xã sẽ là điểm thu mua, sơ chế cho nông dân trồng ca cao của các huyện, thị:
Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc và TX.Long Khánh.
Hợp tác xã sẽ ký kết hợp đồng với doanh nghiệp và cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá ổn định.
Hợp tác xã đang là đầu mối thu mua ca cao của 70 xã viên với diện tích khoảng 60 hécta.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài góp phần tăng thu nhập và nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản cho cộng đồng dân cư ven biển, sau 2 năm triển khai, sáng 9/5, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu kết quả dự án.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho người dân, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) đã xác định hướng phát triển kinh tế của địa phương là phát huy lợi thế giáp biển, nhiều đầm bãi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

Trong những năm qua, phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) tuy vẫn ở mức tiềm năng, nhưng đã góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương.

Gần 1 năm trước, Công ty cổ phần Trứng cá tầm Việt Nam đưa 140.000 trứng cá tầm lên nuôi ương ở hồ thủy điện Tuyên Quang thuộc địa bàn xã Khuôn Hà (Lâm Bình - Tuyên Quang). Đến nay, trọng lượng mỗi con cá tầm đã đạt trung bình từ 1,5 đến 2 kg, mở hướng phát triển kinh tế mới đối với huyện vùng cao này.

Thời điểm hiện nay, các hộ nuôi tôm trên toàn tỉnh Ninh Thuận đang tập trung cải tạo đìa, thả tôm nuôi. Về khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở xã An Hải (Ninh Phước) vào đầu tháng 5, không khí lao động rất khẩn trương.