Sẽ Có Nhà Máy Sản Xuất, Chế Biến Cá Chình Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc

Ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân (Bạc Liêu) cho biết, ý tưởng sản xuất và chế biến cá chình thương phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc của nông dân Hồng Dân đã trở thành hiện thực.
Thông qua Công ty Cổ phần thủy sản Hồng Dân, cùng với sự hỗ trợ của huyện, đối tác phía Hàn Quốc đã có chuyến khảo sát mô hình nuôi cá chình trên địa bàn huyện.
Theo đó, phía Hàn Quốc đã đồng ý hợp tác với doanh nghiệp của huyện xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn, chế biến cá chình thương phẩm xuất khẩu và hình thành khu ương cá giống tập trung trên diện tích 15ha. Doanh nghiệp Hàn Quốc cam kết sẽ đầu tư trang thiết bị hiện đại cho nhà máy, chuyển giao công nghệ cho tất cả các khâu, đồng thời chịu trách nhiệm về thị trường xuất khẩu.
Ngày 3/4/2014, hai kỹ sư thủy sản của huyện Hồng Dân đã được đối tác tiếp nhận sang Hàn Quốc để chuyển giao công nghệ dài hạn, được đài thọ toàn bộ kinh phí.
Theo kế hoạch, năm 2014, nhà máy sẽ ương nuôi từ 700 - 800 ngàn con cá giống làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Năm 2015, nhu cầu ương nuôi loại cá trên được nâng lên từ 1,5 - 2 triệu con.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2013 xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình hoàn thành gieo cấy 400 ha lúa mùa trước ngày 7-7. Đây là vụ màu được chuẩn bị tốt nhất và có nhiều giải pháp quan trọng về cơ cấu giống, trà lúa và hướng sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sẽ phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nước khởi động dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam".

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.