Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự án sẽ hỗ trợ kinh phí (tối đa 50%) để áp dụng công nghệ vào việc sơ chế, tồn trữ nhằm kéo dài thời gian bảo quản hành, tránh tình trạng giảm giá khi vào thời điểm tập trung thu hoạch hành thương phẩm. Việc áp dụng công nghệ sơ chế, bảo quản hành tím dự kiến sẽ được thực hiện trong quý IV - 2014 nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hành thương phẩm.
Năm 2015 sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm chế biến từ hành như: Hành phi, dưa hành... Hiện các thủ tục môi trường cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ được thực hiện nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình áp dụng công nghệ vào sơ chế và bảo quản hành tím.
Trước đó, Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức nghiệm thu công trình nhà kho bảo quản và sơ chế hành tím giai đoạn 1 tại khóm Soài Côn, phường 2 (thị xã Vĩnh Châu).
Công trình này được xây dựng trên diện tích 1.080 m2 với 2 hạng mục chính gồm: Khu nhà kho và khu làm việc hợp tác xã, văn phòng.... với kinh phí 4,9 tỷ đồng, do Chính phủ Canada tài trợ. Mục tiêu xây dựng kho là nâng cao thu nhập, xuất khẩu tốt hơn, tiêu thụ nội địa tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, lão nông Trần Văn Thật xuất bán trên vài trăm con lợn thịt, thu về hơn trăm triệu đồng bởi ông rất am hiểu về kỹ thuật chăn nuôi

Bằng chế phẩm vi sinh do chính tay mình sản xuất, cả 14 ao tôm của ông Võ Thanh Vân đều thành công thu hoạch 65,5 tấn, lợi nhuận 3 tỷ 965 triệu đồng

Ông Võ Văn Đông trồng rất nhiều loại cây trái đặc sản, đáng kể nhất vẫn là 15 công với 1.000 cây mít Thái này, mỗi năm ông Đông thu lãi nửa tỷ đồng.

Từ đôi bàn tay trắng nhưng nhờ cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất mà giờ đây anh Võ Văn Che đã vươn lên thành tỷ phú trên đất rừng U Minh hạ

Mô hình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn của anh Cừ đã đem lại thu nhập gần cho gia đình với trên 500 triệu đồng mỗi năm.