Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự án sẽ hỗ trợ kinh phí (tối đa 50%) để áp dụng công nghệ vào việc sơ chế, tồn trữ nhằm kéo dài thời gian bảo quản hành, tránh tình trạng giảm giá khi vào thời điểm tập trung thu hoạch hành thương phẩm. Việc áp dụng công nghệ sơ chế, bảo quản hành tím dự kiến sẽ được thực hiện trong quý IV - 2014 nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hành thương phẩm.
Năm 2015 sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm chế biến từ hành như: Hành phi, dưa hành... Hiện các thủ tục môi trường cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ được thực hiện nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình áp dụng công nghệ vào sơ chế và bảo quản hành tím.
Trước đó, Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức nghiệm thu công trình nhà kho bảo quản và sơ chế hành tím giai đoạn 1 tại khóm Soài Côn, phường 2 (thị xã Vĩnh Châu).
Công trình này được xây dựng trên diện tích 1.080 m2 với 2 hạng mục chính gồm: Khu nhà kho và khu làm việc hợp tác xã, văn phòng.... với kinh phí 4,9 tỷ đồng, do Chính phủ Canada tài trợ. Mục tiêu xây dựng kho là nâng cao thu nhập, xuất khẩu tốt hơn, tiêu thụ nội địa tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết nắng nóng, ngày 10.6, hơn 20.000 con cá nuôi của ông Nguyễn Ngọc Tỉnh, tại hồ Xuân Sơn, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân đã bị chết. Số cá này, ông Tỉnh thả nuôi từ đầu năm 2015, gồm cá rô phi, mè, trắm cỏ, đang chuẩn bị thu hoạch.

Tin từ Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức cho biết, tính đến nay trên địa bàn huyện có 1.073ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tăng 443ha so với năm 2010.

Tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo, điều hành; đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là trong tình trạng giá tôm xuống thấp, giá vật tư đầu vào cao, dẫn đến người nuôi tôm không có lãi; con giống kém chất lượng... là những vấn đề "nóng" người nuôi tôm đặt ra tại hội nghị giao ban nuôi trồng thuỷ sản được Sở NN&PTNT tổ chức tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) ngày 11/6.

Ngày 11-5, ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại 2 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Hải Hoà, TP Móng Cái (Quảng Ninh) với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là 3,16ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã lan rộng ra nhiều diện tích nuôi tôm khác, trong đó có Quảng Yên.

Sáng 13.6, ông Đinh Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: 10 ngày qua, sau khi tiếp nhận 600kg thuốc clorin do Chi cục Thú y tỉnh cấp để xử lý môi trường khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh Trong (tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng), đến nay, môi trường nước cơ bản đã được khử, tẩy; dịch bệnh khiến cá chết đã được khống chế.