SBIC Hiện Đại Hóa Đội Tàu Khai Thác Thủy Sản

Ngày 18-4, tại Nam Định, Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Sông Đào (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy-SBIC) đã bàn giao chiếc tàu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2-thiết kế V011 cho ngư dân Trần Văn Châu (huyện Hải Hậu-Nam Định).
Đây là dấu mốc quan trọng của SBIC nhằm thực hiện Đề án hiện đại hóa đội tàu khai thác thủy sản thay thế hàng chục ngàn tàu cá vỏ gỗ thành vỏ thép, bảo đảm sản lượng cũng như chất lượng thủy sản và đặc biệt an toàn cho ngư dân trên các ngư trường xa bờ.
Tàu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2 là một trong 6 tàu mẫu đánh cá vỏ thép khác nhau được SBIC sử dụng nguồn vốn của Tổng Công ty, rà soát, thử nghiệm và tập trung đóng nhằm phục vụ tốt nhất cho các ngư dân tại các vùng biển ba miền Bắc Trung Nam.
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng gần 25.000 tàu gỗ có nhu cầu chuyển sang tàu vỏ thép. Việc có một đội tàu đánh cá vỏ thép có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại trong đánh bắt xa bờ và bảo quản hải sản sẽ giúp chất lượng hải sản giảm sút ít đi trong quá trình đánh bắt dài ngày trên biển; tàu có thể đi xa hơn và lâu hơn tàu vỏ gỗ, tăng hiệu quả lao động và bảo đảm an toàn cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

15 năm qua (1999-2014), với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên nghề chăn nuôi gia súc, trồng trọt tại hộ gia đình ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng phát triển ổn định. Để hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề này, Hội Nông dân xã thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.