Sau trúng thầu, VFA nâng giá sàn xuất khẩu gạo

VFA quyết định nâng giá sàn xuất khẩu gạo 25% thêm 10 đô la Mỹ/tấn so với trước đó. Trong ảnh là nông dân đang chuyển lúa xuống ghe giao cho thương lái.
Cụ thể, theo VFA, giá xuất khẩu tối thiểu đối với gạo trắng 25% tấm được áp dụng từ ngày 25-9 là 340 đô la Mỹ/tấn (giá FOB, giao tại cảng Việt Nam), quy cách đóng bao 50 kg, tăng 10 đô la Mỹ/tấn so với mức giá được áp dụng trước đó.
Mức giá chênh lệch giữa các loại gạo khác (5% và 15% tấm…) sẽ do các doanh nghiệp xuất khẩu tự tính toán và quyết định, nhưng không được thấp hơn mức 340 đô la Mỹ/tấn.
Dù quyết định điều chỉnh tăng so với trước đó, nhưng theo tìm hiểu của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, so với mức giá được áp dụng kể ngày 1-6-2015 là 350 đô la Mỹ/tấn, thì mức giá áp dụng đối với gạo trắng 25% tấm lần này (ngày 25-9) vẫn còn thấp hơn 10 đô la Mỹ/tấn và thấp hơn mức giá được áp dụng hồi đầu năm (ngày 12-1-2015) đến 20 đô la Mỹ/tấn.
Lý giải nguyên nhân điều chỉnh tăng giá sàn xuất khẩu, một số doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cho rằng do tình hình đăng ký hợp đồng bán gạo gần đây có sự cải thiện đáng kể hơn mà cụ thể là việc Việt Nam giành được hợp đồng cung cấp 450.000 tấn gạo loại 25% tấm cho Philippines hôm 17-9 vừa qua.
Mới đây, trả lời Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát, doanh nghiệp hội viên của VFA, cho biết việc trúng thầu bán gạo cho Philippines sẽ giúp xuất khẩu gạo Việt Nam giảm bớt áp lực bị các nhà nhập khẩu “đè” giá; doanh nghiệp trong nước có cơ sở tiêu thụ được hết lượng gạo vụ hè thu đang có trong kho và đồng thời họ cũng không dám bán giá thấp nữa.
Trong khi đó, vào thời điểm này, vụ hè thu (vụ hai) trong nước cơ bản đã thu hoạch xong, còn vụ thu đông (vụ ba) thì sản lượng không lớn và đa phần được sử dụng phục vụ tiêu thụ cho nhu cầu nội địa nên áp lực bán ra cũng không còn lớn như trước đó.
Còn trang thông tin chuyên nghiên cứu và phân tích thị trường lúa gạo thế giới (Oryza.com), dẫn lời Phó Tổng thống Indonesia, Jusuf Kalla, cho biết chính phủ nước này có thể sẽ mua thêm gạo do ảnh hưởng của El Nino.
Trước đó, cũng theo Oryza.com, ngoài 750.000 tấn gạo Philippines quyết định nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan hôm 17-9, quốc gia này cũng có thể sẽ mua thêm vì khô hạn làm sản lượng lương thực ở đây sụt giảm rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, thông tin này đã bị ông Tuấn của Thịnh Phát bác bỏ khi trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online vì cho rằng trong số 750.000 tấn Philippines quyết định nhập hôm 17-9, thì có đến 500.000 tấn được giao hàng trong quý 1-2016. “Như vậy, khả năng họ (Philippines) mua thêm gạo trong năm nay là rất ít”, ông nói.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 18.5, Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang cho biết, giá cá tra đang giảm liên tục xuống mức khoảng 24.000 đồng/kg, có nơi chỉ còn 23.000 đồng/kg, giảm từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so thời điểm tháng 4.2014.

Về lâu dài các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách thức buôn bán nông sản với Trung Quốc để tránh bị động, chạy theo cái lợi trước mắt mà hại về lâu dài...

Dù đã được dự tính trong một thời gian khá dài, thế nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan nên đến thời điểm này, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi mới thực hiện được ý tưởng đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân vươn ra khơi xa, với tổng số tiền đầu tư dự tính khoảng 12 tỉ đồng.

Đó là nhận định của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) và các nhà quản lý ngành điều tại hội nghị Điều quốc tế Việt Nam 2014 diễn ra tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) từ ngày 15 đến 17-5. Tham dự hội nghị có hơn 200 doanh nghiệp, nhà phân phối đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hàng ngàn hộ nuôi tôm chân trắng ở Bạc Liêu đang lao đao vì tôm chân trắng đã đến ngày thu hoạch nhưng giá bán đang giảm mạnh, chỉ còn 80.000 đồng/kg, giảm từ 60.000 đến 80.000 đồng/kg so với tháng trước đó.