Sau thu mua ồ ạt, hoa thanh long bế tắc đầu ra

Mấy ngày gần đây, thị trường mua bán hoa thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã lắng dịu. Nhà vườn không còn tha thiết với việc hái hoa thanh long để bán; thương lái cũng không còn tổ chức thu mua loại hàng hóa này như trước đây.
Riêng nhà máy sơ chế hoa thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc tại ấp Long Hiệp, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo đã tạm ngưng không còn thu mua sản phẩm này nữa.
Ông Trần Văn Đồng, chủ cơ sở này cho biết, nguyên nhân không mua hoa thanh long nữa là do sản phẩm này sơ chế chưa đạt chất lượng, phía đối tác bên Trung Quốc "chê" không chấp nhận. Có khả năng nhà máy này sẽ chuyển đổi công năng.
Phía nhà vườn trồng thanh long tại địa phương cho rằng, tình trạng nhà máy sơ chế mới hoạt động chưa có đầy đủ các thủ tục cần thiết; mới hoạt động chưa được một tháng đã đóng cửa là bất thường. Nhà vườn hiện rất cân nhắc và cảnh giác khi chọn hoa thanh long để bán cho thương lái.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đã có 300 đàn ong nuôi ổn định tại Đăk Nông, nhưng ông Cừ vẫn quyết định xuống Bình Phước nuôi thêm 300 thùng ong mật vì đầu ra cho mật ong luôn sẵn có. Ông Cừ cho biết, vụ ong này có thể sẽ mang lại thu nhập hàng chục triệu/tháng cho gia đình ông.

Chính quyền và nhân dân xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) đang tập trung nỗ lực chống hạn bảo đảm sản xuất, ổn định đời sống. Nông dân địa phương “chắt chiu” nguồn nước hồ Ông Kinh, hệ thống nước ngầm được tưới tiết kiệm phục vụ hiệu quả canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa đã xuất hiện bệnh trắng lá mía gây hại với diện tích bị nhiễm bệnh trên 500 ha. Tập trung nhiều nhất là 2 huyện Phú Thiện và Ia Pa.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến cuối tháng 5, nước ta đã xuất khẩu được khoảng 2,2 triệu tấn gạo, đạt gần 1 tỷ USD.

Những năm trước, khi mủ cao su có giá thì nhiều người đổ xô đi trồng cao su, bất kể diện tích vượt quá quy hoạch chung của tỉnh. Hiện nay, khi “vàng trắng” hết thời, rớt giá thì lại xảy ra cảnh không ít chủ vườn cao su rong cành, tỉa nhánh, thậm chí là chặt bỏ toàn bộ vườn cây một thời “làm nên cơ nghiệp” của mình. Thực trạng này đang diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh Tây Ninh.