Sau thu mua ồ ạt, hoa thanh long bế tắc đầu ra

Mấy ngày gần đây, thị trường mua bán hoa thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã lắng dịu. Nhà vườn không còn tha thiết với việc hái hoa thanh long để bán; thương lái cũng không còn tổ chức thu mua loại hàng hóa này như trước đây.
Riêng nhà máy sơ chế hoa thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc tại ấp Long Hiệp, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo đã tạm ngưng không còn thu mua sản phẩm này nữa.
Ông Trần Văn Đồng, chủ cơ sở này cho biết, nguyên nhân không mua hoa thanh long nữa là do sản phẩm này sơ chế chưa đạt chất lượng, phía đối tác bên Trung Quốc "chê" không chấp nhận. Có khả năng nhà máy này sẽ chuyển đổi công năng.
Phía nhà vườn trồng thanh long tại địa phương cho rằng, tình trạng nhà máy sơ chế mới hoạt động chưa có đầy đủ các thủ tục cần thiết; mới hoạt động chưa được một tháng đã đóng cửa là bất thường. Nhà vườn hiện rất cân nhắc và cảnh giác khi chọn hoa thanh long để bán cho thương lái.
Có thể bạn quan tâm

Đợt nắng nóng kéo dài vừa qua đã khiến huyện Bảo Yên (Lào Cai) thiệt hại 720 ha ngô. Trong đó: 481,2 ha ngô bị thiệt hại từ 30% - 70%; 238,8 ha ngô bị thiệt hại trên 70%. Các xã có diện tích bị thiệt hại nhiều là: Điện Quan (90,4 ha), Kim Sơn (86,8 ha), Bảo Hà (91 ha), Việt Tiến (33 ha)…

Đến nay, năng suất, chất lượng của hầu hết các loại cây trồng chủ lực đều gia tăng và cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nhằm chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa lớn để hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.

Ngày 23/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã nhập gần 30 triệu giống cây các loại.

Do tình hình thời tiết năm nay nắng hạn kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo sạ lúa Hè Thu, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã gieo sạ được 298.857 ha, đạt 99,23% kế hoạch, đã thu hoạch được 87.845 ha, đạt 29,39% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân ước đạt 58,8 tạ/ha.

Những năm qua tỉnh An Giang luôn chú trọng xây dựng và hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện mô hình “cánh đồng lớn”. Trong suốt quá trình thực hiện, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tham gia xây dựng vùng nguyên liệu; kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào tham gia mô hình; vận động nông dân hợp tác sản xuất theo các HTX hoặc THT để liên kết với doanh nghiệp.