Sầu Riêng Rớt Giá, Măng Cụt Bị Rụng Trái Non

Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết: Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng đại trà. Năm nay, sầu riêng trên địa bàn huyện được mùa hơn mọi năm, nhưng chín muộn nên giá thấp hơn các năm trước.
Hiện, các giống sầu riêng chất lượng cao được các thương lái mua tại vườn với giá từ 15 - 19 ngàn đồng/kg, giảm 3 - 4 ngàn đồng/kg so với năm 2013. Trong khi đó, các giống sầu riêng cũ chỉ có giá từ 6 - 8 ngàn đồng/kg, giảm 2 - 3 ngàn đồng/kg. Theo thống kê, hiện nay, toàn huyện Đạ Huoai có hơn 1.850ha sầu riêng; trong đó, có khoảng 1.070ha đã cho thu hoạch. Dự kiến, sản lượng sầu riêng năm nay của toàn huyện Đạ Huoai đạt khoảng 8.400 tấn.
Còn cây măng cụt có hiện tượng bị rụng trái non. Ông Võ Văn Hoanh, Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, cho biết: “Qua kiểm tra ở 2 xã Đạ M’ri và Hà Lâm cho thấy, nguyên nhân măng cụt bị rụng là do mưa nhiều, nấm phát triển dẫn đến làm thối cuống.
Để phòng ngừa hiện tượng rụng trái non, bà con nông dân nên sử dụng phân bón Kali Bo (dạng sữa) để phun, xịt lên cây. Đối với trái bị nứt trước khi chín, bà con dùng phân bón Canxi Bo (dạng sữa) để phòng ngừa. Ngoài ra, bà con cần vệ sinh vườn để phòng chống nấm bệnh lây lan”.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) mà trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, rất nhiều thôn, bản đã 8 -10 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Có được thành quả này, ngoài nỗ lực của chính quyền địa phương, phải kể đến sự đồng thuận, tích cực tham gia của người dân.

Nằm dọc dài theo dãy Trường Sơn hùng vĩ, Hướng Hóa (Quảng Trị) từ một huyện nghèo nay đã trở nên sầm uất với những bước tiến vượt bậc trên mọi lĩnh vực.

5 năm qua ở Hà Tĩnh "Ngày thứ 7 NTM" đã thành thông lệ, Ðoàn kiểm tra NTM do Trưởng Ban chỉ đạo dẫn đầu, đi ô tô chung, về cơ sở nắm tình hình ở các địa phương. Cách làm này đã giúp cơ sở và người dân tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

Người ta gọi Gio Linh (Quảng Trị) là miền đất lửa. Bởi nơi đây khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, hạn hán… còn trong chiến tranh, mỗi con người từng sống trên mảnh đất chưa đầy 500km2 này đã phải hứng chịu gần 10.000 tấn bom đạn.