Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sâu Hồng Hại Bưởi Da Xanh, Nông Dân Chịu Thiệt

Sâu Hồng Hại Bưởi Da Xanh, Nông Dân Chịu Thiệt
Ngày đăng: 02/12/2012

Hơn một tháng nay, nông dân trồng bưởi tại Bến Tre rất lo lắng trước hiện tượng xuất hiện loại sâu mới hại bưởi da xanh. Loại sâu này có màu hồng, thường chọn trái bưởi to, vỏ dày và đục thẳng vào ruột, khiến quả rụng chỉ trong khoảng vài tuần.

Theo bà Phạm Thị On, nông dân xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre, từ giữa tháng 11 đến nay, vườn bưởi khoảng 1.000 m2 của bà bị lây nhiễm loài sâu độc hại này và thiệt hại rất nặng.

“Tôi phải cắt bỏ hơn 70 trái, mà toàn trái to, khoảng 1,5 kg/trái. Dù tiếc “đứt ruột” nhưng do sợ lây lan nên không còn cách nào khác, hễ thấy trái nào có dấu hiệu bị sâu đục là phải cắt bỏ,” bà On cho biết.

Cũng theo bà, sâu hồng chỉ nhỏ bằng đầu tăm, đục vỏ trái bưởi và ăn dần từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên. Nhiều người dân sợ lây nên mang bưởi đi chôn, hoặc cắt trái bưởi ra để đốt nhằm tiêu diệt loại sâu này nhưng không hiệu quả.

Tại huyện Mỏ Cày Bắc, nơi có diện tích bưởi da xanh lớn nhất tỉnh, tình trạng sâu hồng gây hại trên bưởi diễn ra còn trầm trọng hơn. Khoảng 2 - 3 tháng trở lại đây, nhiều hộ trồng bưởi đứng ngồi không yên vì bưởi rụng.

Bà Lê Thị Lan, xã Tân Thành Bình cho biết giá bưởi hiện khoảng 35.000 đồng/kg. Cứ mỗi quả rụng là nông dân mất trên 50.000 đồng.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, hiện chưa có cách nào hữu hiệu để phòng trừ loại sâu này. Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể “lợi bất cập hại” nên Chi cục khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng.

Bà con có thể sử dụng túi nilon, hoặc bao bọc bưởi (một loại túi chuyên dùng) để bao trái bưởi lại, hạn chế sâu bệnh tấn công. Người dân cũng nên bón vôi, thuốc Basudin dưới gốc để diệt nhộng, hoặc treo các túi long não trong vườn bưởi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cách đối phó bởi ngành nông nghiệp vẫn chưa tìm được cách thức hiệu quả để phòng trừ loại sâu này.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao Nuôi Động Vật Hoang Dã Hiệu Quả Cao

Trang trại nuôi động vật hoang dã quy mô lớn của vợ chồng anh Trần Văn Ngự - chị Lê Thị Thôi ở thôn An Ngãi Tây 1, xã Hòa Sơn là mô hình mới, có hiệu quả cao ở vùng bán sơn địa huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

03/05/2012
Bảo Tồn Rau Húng Láng Bảo Tồn Rau Húng Láng

"Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây”. Một trong các loài đặc sản đất Kinh kỳ đang đứng trước nguy cơ trở thành dĩ vãng bởi quá trình đô thị hóa.

03/05/2012
Sản Xuất Mít Giống Cho Lợi Nhuận Khá Ở Cái Lậy Sản Xuất Mít Giống Cho Lợi Nhuận Khá Ở Cái Lậy

Song song với phát triển diện tích chuyên canh mít Thái siêu sớm, hoạt động sản xuất cây giống đã được nhiều nông dân ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển, đem lại nguồn thu nhập đáng kể.

03/05/2012
Tham Vấn Quốc Tế Về Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Tham Vấn Quốc Tế Về Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Lần đầu tiên, Bộ NNPTNT đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn của quốc tế về Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” vào ngày hôm qua (6.4). Nhiều ý kiến đã cho rằng, người nông dân cần phải được hưởng lợi ích nhiều hơn từ chính sách tái cơ cấu lần này.

07/04/2012
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Khoai Tây Theo Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Hiệu Quả Mô Hình Trồng Khoai Tây Theo Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu

Ngày 12/1/2012, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trạm BVTV huyện Định Hóa và Ủy ban nhân dân xã Tân Dương tổ chức hội nghị tổng kết mô hình “Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu” vụ đông năm 2011. Đến dự hội nghị có trên 60 bà con nông dân trong huyện và cán bộ nông nghiệp trong tỉnh.

05/02/2012