Sâu Đục Trái Bưởi Chỉ Còn 1 - 2% Sau Khi Phòng Trị

Kết quả sau hơn 10 tháng ứng dụng biện pháp quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella Moore trên diện tích 3ha tại ấp Mỹ Thới 1 (xã Mỹ Hòa - TX Bình Minh - Vĩnh Long) mà Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh vừa tổng kết cho thấy, tỷ lệ trái bị sâu đục còn chỉ 1- 2%, trong khi vườn không áp dụng phòng trị tỷ lệ sâu đục từ 40- 50%.
Bên cạnh, khi thực hiện bao trái chi phí trong mô hình thấp hơn 40 triệu đồng và lợi nhuận cao gấp 1,4 lần so vườn ngoài mô hình.
Từ kết quả, ngành nông nghiệp khuyến cáo các nhà vườn tích cực ứng dụng các biện pháp phòng trừ đúng cách, ngăn chặn sâu đục trái bưởi bùng phát trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp hàng chục hộ ND mở rộng quy mô nuôi cá lồng dọc sông Gâm, thuộc thị trấn Na Hang, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Đến nay, các hộ vay vốn đều đã có thu nhập ổn định, có của ăn của để.

Đang vào đầu mùa lũ, các luồng đáy ở đầu nguồn chạy dính cá linh non, nhưng số lượng không nhiều nên giá rất đắt.

Ngày 23/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị trấn Phú Đa (Phú Vang) và Chi hội Nghề cá Thủy Định tổ chức thả 15 ngàn tôm sú giống tại Khu bảo vệ thủy sản Vũng Bùn (thị trấn Phú Đa), góp phần bảo vệ NLTS trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Thời gian qua, nghề nuôi tôm tại Quảng Ninh khá phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ ảnh hưởng ngày càng rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm, theo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cơ chế quản lý cộng đồng được coi là một trong những giải pháp quan trọng.

Dư lượng kháng sinh trong NTTS gây nhiều thiệt hại đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kiểm soát, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để.