Sau Dịch Cúm, Giá Bán Gia Cầm Tăng

Sau khi công bố hết dịch cúm gia cầm, giá bán gà tại Tây Ninh đã tăng trở lại, từ 26.000 đồng/1kg lên 38.000 đồng/1kg. Với mức giá này, người nuôi gà thả vườn lãi 5.000 đồng mỗi kg.
Các trang trại nuôi gà công nghiệp cũng ăn nên làm ra khi thị trường Campuchia tiêu thụ mạnh gia cầm xuất bán từ Việt Nam. Theo Chi cục Thú y Tây Ninh, mỗi ngày doanh thu xuất bán gà sang Campuchia đạt 1 tỷ đồng.
Người nuôi gà thả vườn và gà công nghiệp tại Tây Ninh bắt đầu gầy dựng, phát triển đàn gia cầm sau thời gian bị dịch cúm A/H5N1.
Đợt cúm gia cầm vừa qua làm chết gần 20.000 con gà, vịt trên địa bàn tỉnh. Trong đó, người chăn nuôi gà tại huyện Châu Thành bị thiệt hại nhiều nhất, với khoảng 14.000 con gia cầm bị tiêu hủy. Một số người dân phải chuyển hướng làm ăn, từ bỏ đàn gà vì quá ngán ngẩm với dịch bệnh và không còn vốn liếng để tái đàn.
Riêng những hộ dân cầm cự được, nay hưởng lợi từ việc giá gà tăng trở lại và thị trường tiếp tục có nhu cầu cao về thịt gà.
Có thể bạn quan tâm

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.

Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phổ biến rộng rãi hai biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật - “gieo sạ đồng loạt, né rầy” và “gieo mạ mùng”.