Sâu Ăn Lá Phá Hại Cây Ngô Xã Tả Thàng

Một diện tích ngô hàng hóa khá lớn tại thôn Tả Thàng, Sì Khà Lá và Sú Dí Phìn xã Tả Thàng, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã bị sâu ăn trụi lá chỉ trong 2 đến 3 ngày.
Sâu ăn lá xuất hiện từ đầu tháng 6, chúng ăn toàn bộ cỏ mọc dưới cây ngô rồi đến lá ngô.
Trưởng thôn Sú Dí Phìn (ảnh trên), cho biết: Trước đây, loài sâu này chưa từng xuất hiện trong vùng cho đến thời điểm vụ ngô hè thu năm 2012, loài sâu lạ này đã gây hại ở thôn Tả Thàng và Sì Khà Lá, diện tích ảnh hưởng thấp hơn.
Loại sâu ăn lá này có thân mềm như nhộng tằm, nhiều sọc nâu, đen, trắng và vàng.
Lúc cao điểm, sâu bâu kín lá, thân cây ngô nên gây hại rất nhanh. Điều đặc biệt là sâu xuất hiện với mật độ cao và sinh trưởng rất nhanh, khi trời nắng sâu rúc vào lòng đất nên việc diệt sâu khá khó khăn.
Sau khi nhận được phản ánh của người dân, cán bộ khuyến nông xã, huyện đã hướng dẫn bà con phun thuốc phòng, trừ nhưng gặp khó khăn do ngô trồng dày.
Sâu ăn lá phá hại cây ngô vào thời kỳ trổ bắp khiến ngô thiếu lá quang hợp, sâu ăn cả râu ngô nên năng suất cây trồng giảm mạnh hoặc thiệt hại hoàn toàn.
Diện tích ngô xuân tại Tả Thàng hiện là 285 ha, trong đó ngô hàng hoá chiếm 135 ha, diện tích đất trồng lúa thấp nên ngô là nguồn lương thực chính của bà con địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 6 năm qua, nhờ trồng dứa trái vụ, nông dân thôn Tuấn Thịnh, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã khai thác hiệu quả quỹ đất đồi bãi, cải thiện cuộc sống.

Ngày 20/3, tại UBND huyện Cầu Ngang, Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Hội thảo Khoa học kỹ thuật nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy thoái môi trường vùng nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi.

Những năm qua, hưởng ứng chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững, nhiều bà con huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thực hiện thành công và cải thiện nguồn thu nhập cho gia đình - điển hình như hộ gia đình ông Lê Phước Thiện (sinh năm 1968) ngụ ấp 1, xã An Hòa, huyện Tam Nông.

Sáng 22/3, UBND huyện Tuy An (Phú Yên) đã tổ chức buổi họp triển khai biện pháp giải quyết các trường hợp xây dựng hồ nuôi tôm tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn, xã An Mỹ (Tuy An), gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai và gây dư luận không tốt trong nhân dân trong suốt thời gian qua.

Hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống ngành Thuỷ sản (1-4), sáng ngày 21-3, tại Cảng cá Ninh Chử (xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận tổ chức thả 625.000 tôm giống xuống biển, nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.