Sâu Ăn Lá Phá Hại Cây Ngô Xã Tả Thàng

Một diện tích ngô hàng hóa khá lớn tại thôn Tả Thàng, Sì Khà Lá và Sú Dí Phìn xã Tả Thàng, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã bị sâu ăn trụi lá chỉ trong 2 đến 3 ngày.
Sâu ăn lá xuất hiện từ đầu tháng 6, chúng ăn toàn bộ cỏ mọc dưới cây ngô rồi đến lá ngô.
Trưởng thôn Sú Dí Phìn (ảnh trên), cho biết: Trước đây, loài sâu này chưa từng xuất hiện trong vùng cho đến thời điểm vụ ngô hè thu năm 2012, loài sâu lạ này đã gây hại ở thôn Tả Thàng và Sì Khà Lá, diện tích ảnh hưởng thấp hơn.
Loại sâu ăn lá này có thân mềm như nhộng tằm, nhiều sọc nâu, đen, trắng và vàng.
Lúc cao điểm, sâu bâu kín lá, thân cây ngô nên gây hại rất nhanh. Điều đặc biệt là sâu xuất hiện với mật độ cao và sinh trưởng rất nhanh, khi trời nắng sâu rúc vào lòng đất nên việc diệt sâu khá khó khăn.
Sau khi nhận được phản ánh của người dân, cán bộ khuyến nông xã, huyện đã hướng dẫn bà con phun thuốc phòng, trừ nhưng gặp khó khăn do ngô trồng dày.
Sâu ăn lá phá hại cây ngô vào thời kỳ trổ bắp khiến ngô thiếu lá quang hợp, sâu ăn cả râu ngô nên năng suất cây trồng giảm mạnh hoặc thiệt hại hoàn toàn.
Diện tích ngô xuân tại Tả Thàng hiện là 285 ha, trong đó ngô hàng hoá chiếm 135 ha, diện tích đất trồng lúa thấp nên ngô là nguồn lương thực chính của bà con địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Nghề nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà đã có từ lâu ở Đồng Văn cũng như các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, người nuôi chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy trình hợp lý nên sản lượng và chất lượng sản phẩm rất thấp.

Theo tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 2,4 triệu con heo/năm. Trong đó, các trang trại và người chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp hơn 1,9 triệu con, doanh nghiệp Nhà nước gần 60 ngàn con, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20%).