Sâu Ăn Lá Bồ Đề Gây Hại Diện Tích Rừng

Những ngày qua, sâu ăn lá bồ đề đang phát sinh và gây hại rất nhanh trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái), tập trung chủ yếu ở 3 thôn Xiêng 1, bản Tại, Lũng xã Tân Lập và hiện đang có xu hướng lây lan sang những xã lân cận như Tân Lĩnh, Phan Thanh...
Kết quả kiểm tra của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) Lục Yên cho thấy, loại sâu hại là sâu khoang, sâu xanh với diện tích nhiễm tăng từ 5 ha lên tới gần 20 ha chỉ trong vòng 1 tuần từ khi phát hiện, trong đó, diện tích nhiễm nặng khoảng 6 - 8 ha, tỷ lệ hại trung bình từ 20 - 25%, cục bộ có nơi 80 - 90%. Tại những nơi nhiễm nặng, sâu đã ăn trụi lá, ăn cả cành non khiến cây bồ đề không thể ra lá tái sinh dẫn đến chết.
Chị Hoàng Thị Ri - khuyến nông viên phụ trách xã Tân Lập cho biết: “Đây là một loại sâu mới, ban đêm sâu ăn mạnh, ngày chúng trú ẩn ở dưới gốc”.
Hiện nay, xã Tân Lập có 80 ha rừng bồ đề, thống kê sơ bộ, trung bình mỗi ngày sâu phá hại gần 1 ha. Với sự phát triển nhanh, mạnh của loại sâu này nếu không có biện pháp diệt trừ thì sâu sẽ tiếp tục gây hại cả về diện tích cũng như mức độ. Gia đình anh Bàn Văn Hanh ở bản Xiêng 1, xã Tân Lập, sâu đã phá hại cả 3 ha bồ đề của gia đình, anh buồn bã: “Sâu ăn hết cả lá, kể cả lá non mới nhú lên, chẳng biết cây còn sống được hay không?”.
Trước tình hình đó, Trạm BVTV Lục Yên sau khi đi điều tra thực tế đã có những giải pháp trước mắt diệt trừ sâu hại như bắt bằng phương pháp thủ công, dùng bẫy đèn hoặc dùng biện pháp hoá học... Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cũng vào cuộc để cùng chính quyền xã Tân Lập và người dân diệt trừ sâu.
Bà Hoàng Thị Tờ - quyền Trưởng Trạm BVTV huyện Lục Yên cho biết: “Mật độ sâu cao mà cây chưa đến tuổi chưa thu hoạch, biện pháp phòng trừ thủ công rất khó mà biện pháp hoá học lại càng khó hơn vì không có bình động cơ để phun…”.
Do cây bồ đề cao, sâu lại ăn bắt đầu từ ngọn, đặc biệt là sự phá hại này lại trải dài trên một diện tích rộng hàng chục hecta, nhiều nơi rừng rậm rạp, xa nơi ở của người dân nên việc diệt trừ sâu, bảo vệ rừng trồng ở Lục Yên đang gặp rất nhiều khó khăn
Có thể bạn quan tâm

Sáng mùng 2 Tết (1/2/2014), bà con ngư dân ven biển rộn ràng chuẩn bị ra khơi hái lộc đầu năm. Thời tiết thuận lợi, ngày đẹp bà con ngư dân hồ hởi ra khơi, mang theo niềm hy vọng một mùa đánh bắt mới bội thu.

Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích ruộng thụt không thể trồng cây màu vụ đông..., mô hình nuôi cá chép trên ruộng ở xã Nhân Lý (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân nơi đây.

Trông dáng người thấp đậm, lấm lem bùn đất chẳng ai ngờ anh Đinh Đăng Tuân ở xã Hưng Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã là chủ một trang trại cá giống rộng gần 4ha, trị giá hàng tỷ đồng. Và ít người biết rằng, để có được cơ nghiệp ngày hôm nay Tuân bắt đầu khởi nghiệp từ nghề bán kem dạo...

Có những làng chài các thế hệ nối tiếp nhau đi biển, gắn chặt cuộc đời mình với những dập dềnh của sóng, mặn mòi của biển và cả những cơ cực, hiểm nguy khi vươn khơi giữa đại dương mênh mông.

Do phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, tiết giảm chi phí sản xuất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây, mô hình kết hợp tôm - lúa phát triển khá mạnh tại các tỉnh, thành ven biển vùng ĐBSCL.