Sau 9 tháng đã thấy đích cả năm

Hội nhập đi những bước mạch lạc... Những thành tích đó có sự góp công của XNK, đồng thời cũng chính là động lực để XNK thẳng tiến.
Tổng kim ngạch XK 9 tháng ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2014.
Nhóm công nghiệp chế biến vẫn là đầu tàu tăng trưởng XK, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch XK.
Kim ngạch NK 9 tháng ước đạt 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Nhóm hàng hóa cần NK chiếm 88,3% tổng kim ngạch NK.
Hàng cần hạn chế NK giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Đáng chú ý, nhập siêu vẫn trong tầm kiểm soát.
Nhập siêu 9 tháng năm 2015 khoảng 3,86 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch XK.
Theo diễn biến XNK 9 tháng qua, dự đoán cả năm 2015, tổng kim ngạch XK ước đạt 165 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014;
NK ước đạt 171 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2014.
Nhập siêu khoảng 6 tỷ USD, bằng 3,6% kim ngạch NK, không vượt chỉ tiêu được định hướng từ đầu năm 2015.
Có cơ sở để tin vào điều tốt lành.
Chỉ qua 8 tháng đã có 27 thị trường XK đạt và vượt 1 tỷ USD, riêng Hoa Kỳ đã tới 21,85 tỷ USD.
Trong nhóm XK 1 tỷ USD có 2 tên tuổi mới là Braxin và Mexico.
Rau quả năm nay sẽ cán đích 2 tỷ USD.
Đây được xem làm một hiện tượng đáng khích lệ, vì năm 2013, kim ngạch XK rau quả lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Đây là hệ quả của những nỗ lực đưa rau quả Việt Nam đến với thị trường thế giới, ví dụ như chôm chôm, thanh long vào Hoa Kỳ, vải thiều sang Úc...
Còn nhiều, rất nhiều hàng nông sản Việt Nam đặt chân tới những thị trường thế giới với số lượng và giá trị ấn tượng...
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều lực cản.
Tuy lạm phát thấp nhưng lãi suất cho vay không giảm.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng không như dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới sức mua hàng Việt.
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể không tăng lãi suất vào cuối năm sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam chưa mạnh, còn khá nhiều nút thắt không thể gỡ tháo một sớm một chiều...
Dù vậy, trong gian khó càng thêm nghị lực, chắc chắn những chỉ tiêu XNK năm 2015 đã nằm trong tầm tay, rất có thể còn vượt cao hơn nữa, tạo đà phát triển cho những năm sau.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả đạt được của dự án cấp Bộ “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen “Cầu Đúc” ở Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm. Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã xuống giống được gần 45.000 ha màu thực phẩm các loại, đạt 102,9% chỉ tiêu cả năm. Nông dân địa phương đã thu hoạch trên 37.000 ha, với sản lượng khoảng 635.000 tấn rau màu các loại, cung ứng cho thị trường các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.

So với cùng kỳ năm trước, giá chè XK bình quân 9 tháng đầu năm đạt 1.693 USD/tấn, tăng 6,03%. Khối lượng chè XK sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 67,64% về khối lượng và tăng 94,40% về giá trị. Trái ngược với tình trạng đó, XK chè sang Indonesia có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 57,16% về khối lượng và giảm 58,28% về giá trị.

Trước đó, ngày 19/10, Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ đã thông báo: kiểm tra 10 mẫu kiểm tra sò lông, sò điệp của tỉnh Bình Thuận có nhiễm Lipophilic - một loại độc tố gây tiêu chảy, không đạt tiêu chuẩn chế biến thực phẩm xuất khẩu vào châu Âu.

Theo Hội Nuôi ong Việt Nam, 9 tháng đầu năm, Việt Nam XK khoảng 40.000 tấn mật ong với giá trị đạt trên 100 triệu USD. Dự kiến cả năm, sản lượng XK sẽ chạm mức 45.000 tấn. Trong khi nhiều sản phẩm của Việt Nam chật vật để “lọt” được vào các thị trường “khó tính” thì mật ong đi tiên phong, là sản phẩm từ động vật duy nhất của Việt Nam “thoải mái” XK vào Mỹ và EU.