Sáng Tạo Trong Mô Hình Lúa – Tôm

Sau nhiều năm năng suất tôm trên đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Ngô Văn Hùng, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), sáng tạo bằng cách chia nhỏ vuông tôm để nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, kết quả năng suất tôm tăng trên 50%, lúa đạt trên 20 giạ/công.
Từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất đến nay, vụ lúa trên đất nuôi tôm của ông Hùng luôn thành công. Theo đó, vụ tôm mỗi năm thu hoạch cũng khá cao. Đạt được kết quả này là nhờ ông quan tâm gia cố bờ vuông giữ ngọt, hằng năm cải tạo sên vét vuông tôm trước vụ lúa.
Bên cạnh đó, ông tích cực học hỏi kinh nghiệm trong các cuộc hội thảo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật từ các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư.
Ông Hùng cho biết: Từ khi thực hiện cách sên bùn lên mặt ruộng, sau đó phơi và rửa mặn liên tục 20 ngày, kết quả cây lúa luôn phát triển tốt và cho năng suất cao, trên 20 giạ/công mỗi năm. Cách làm này đã được kiểm chứng bởi năm 2011, ông Hùng không có điều kiện sên bùn lên mặt ruộng thì kết quả 1 ha lúa sinh rong nhiều và lụi dần, chỉ thu về vài giạ lúa khô.
Ngoài cách làm tăng năng suất cho cây lúa, năm 2012 ông chuyển mô hình nuôi tôm truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến. Từ 1 ha đất sản xuất lúa - tôm, ông phân ra thành 3 ô và 1 ao vèo tôm. Sau khi thu hoạch xong vụ lúa, ông tiến hành phơi đất, cấp nước, sau đó chuyển tôm đã được vèo vào ao nuôi.
Ông Hùng khẳng định: “Từ cách làm này, tôi thu hoạch trên 70 triệu đồng/vụ tôm. Nếu so với nuôi quảng canh truyền thống thì tăng hơn 30 triệu đồng. Do chia nhỏ diện tích thành từng ô như mô hình nuôi tôm công nghiệp nên việc chăm sóc, cho ăn và quản lý các yếu tố môi trường luôn thuận lợi cho tôm phát triển tốt”.
Ngoài trồng lúa, nuôi tôm ông còn tận dụng cá phi nuôi 2 ao cá bống tượng, mỗi vụ thu hoạch trên 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông còn tận dụng diện tích bờ vuông trồng bí đỏ, mỗi vụ thu về trên 6 triệu đồng, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Từ hiệu quả trên, nhiều năm qua ông được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện.
Ông Dương Công Thành, Chi hội phó Chi hội Nông dân ấp Rau Dừa, nhận định: “So với nhiều hộ trong ấp, cách làm của ông Hùng là hiệu quả nhất, đứng đầu về năng suất lúa và tôm. Từ việc phân ô để nuôi tôm đã hạn chế được mầm bệnh lây lan. Năm nay, nhiều anh em trong ấp đang học hỏi, làm theo mô hình này”.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, phong trào nông dân (ND) làm kinh tế giỏi phát triển rộng khắp trên địa bàn xã Tân Định (Bến Cát - Bình Dương). Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương ND sản xuất giỏi tiêu biểu, trong đó có ND Nguyễn Văn Đậu (ấp 3, xã Tân Định) với mô hình trồng rau an toàn (RAT)…

Giá bán cây ngũ quả cũng rất phong phú thích hợp với từng túi tiền của mỗi gia đình. Có những cây chỉ có bán với mức từ 1,5 - 3 triệu đồng, đây là những loại cây thích hợp với người có túi tiền vừa và ít.

Mặc dù đã hạn chế phần nào việc đốn bỏ ca cao để trồng các loại cây khác nhưng hiện nhiều nhà vườn vẫn còn e ngại đối với vườn ca cao. Tuy nhiên, hiện có nhiều mô hình trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật.

Hà Nội có nhiều loại trái cây đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn muộn Đại Thành, thanh long ruột đỏ... Hiện có nhiều tổ chức, cá nhân từ các tỉnh, thành phố tìm đến Thủ đô mua các loại giống cây ăn quả để phát triển ở địa phương. Thành phố đang đẩy mạnh công tác bình tuyển cây đầu dòng, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng cây ăn quả của Thủ đô và cung cấp cho thị trường các tỉnh.

Trên địa bàn Tây Nguyên hiện có 7 doanh nghiệp chuyên trồng và chế biến mủ cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Do thời tiết trong quý III năm nay không thuận, mưa nhiều nên một số diện tích cao su bị rụng lá, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng mủ cao su.