Sáng Tạo Trong Mô Hình Lúa – Tôm

Sau nhiều năm năng suất tôm trên đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Ngô Văn Hùng, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), sáng tạo bằng cách chia nhỏ vuông tôm để nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, kết quả năng suất tôm tăng trên 50%, lúa đạt trên 20 giạ/công.
Từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất đến nay, vụ lúa trên đất nuôi tôm của ông Hùng luôn thành công. Theo đó, vụ tôm mỗi năm thu hoạch cũng khá cao. Đạt được kết quả này là nhờ ông quan tâm gia cố bờ vuông giữ ngọt, hằng năm cải tạo sên vét vuông tôm trước vụ lúa.
Bên cạnh đó, ông tích cực học hỏi kinh nghiệm trong các cuộc hội thảo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật từ các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư.
Ông Hùng cho biết: Từ khi thực hiện cách sên bùn lên mặt ruộng, sau đó phơi và rửa mặn liên tục 20 ngày, kết quả cây lúa luôn phát triển tốt và cho năng suất cao, trên 20 giạ/công mỗi năm. Cách làm này đã được kiểm chứng bởi năm 2011, ông Hùng không có điều kiện sên bùn lên mặt ruộng thì kết quả 1 ha lúa sinh rong nhiều và lụi dần, chỉ thu về vài giạ lúa khô.
Ngoài cách làm tăng năng suất cho cây lúa, năm 2012 ông chuyển mô hình nuôi tôm truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến. Từ 1 ha đất sản xuất lúa - tôm, ông phân ra thành 3 ô và 1 ao vèo tôm. Sau khi thu hoạch xong vụ lúa, ông tiến hành phơi đất, cấp nước, sau đó chuyển tôm đã được vèo vào ao nuôi.
Ông Hùng khẳng định: “Từ cách làm này, tôi thu hoạch trên 70 triệu đồng/vụ tôm. Nếu so với nuôi quảng canh truyền thống thì tăng hơn 30 triệu đồng. Do chia nhỏ diện tích thành từng ô như mô hình nuôi tôm công nghiệp nên việc chăm sóc, cho ăn và quản lý các yếu tố môi trường luôn thuận lợi cho tôm phát triển tốt”.
Ngoài trồng lúa, nuôi tôm ông còn tận dụng cá phi nuôi 2 ao cá bống tượng, mỗi vụ thu hoạch trên 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông còn tận dụng diện tích bờ vuông trồng bí đỏ, mỗi vụ thu về trên 6 triệu đồng, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Từ hiệu quả trên, nhiều năm qua ông được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện.
Ông Dương Công Thành, Chi hội phó Chi hội Nông dân ấp Rau Dừa, nhận định: “So với nhiều hộ trong ấp, cách làm của ông Hùng là hiệu quả nhất, đứng đầu về năng suất lúa và tôm. Từ việc phân ô để nuôi tôm đã hạn chế được mầm bệnh lây lan. Năm nay, nhiều anh em trong ấp đang học hỏi, làm theo mô hình này”.
Có thể bạn quan tâm

Trước áp lực của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “dọa” đóng cửa nhà máy nếu áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm mới từ ngày 1-1-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chủ trương cho phép lùi thời gian áp dụng quy định này.

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 của Khánh Hòa đạt 466 triệu USD, vượt 0,2% so với kế hoạch và tăng 0,4 % so với năm 2013. Như vậy, dù bị tác động của nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa vẫn hoàn thành kế hoạch tăng trưởng đã đặt ra.

Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.

Mặc dù không nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh Cà Mau, nhưng thời gian qua diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình phát triển nhanh cả về quy mô và diện tích. Huyện Thới Bình đã trình UBND tỉnh đưa nuôi tôm công nghiệp vào quy hoạch để thuận lợi trong quản lý và phát triển.