Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sáng Kiến Trồng Xen Tiêu Trên Vườn Cao Su

Sáng Kiến Trồng Xen Tiêu Trên Vườn Cao Su
Ngày đăng: 23/08/2014

Nhiều nông dân ở Đức Phú (Tánh Linh) đã và đang lấy cao su làm cây leo để trồng tiêu, chờ ngày mủ cao su được giá trở lại. Việc làm này không chỉ cứu được hàng trăm ha cao su thay vì chặt như một số nơi, còn mở ra một phương pháp xen canh khá hợp lý.

Người đầu tiên

Ở gần chân đèo Tà Pứa, xã Đức Phú, huyện Tánh Linh, căn nhà của anh Nguyễn Văn Quyền khá bề thế. Xung quanh nhà là tiêu và cao su xanh ngút ngàn.

Năm 1996, sau nhiều ngày vất vả, vợ chồng anh Quyền trồng được 4 ha cao su trên đất rẫy, cũng như làm nhà ở ngay trong vườn để tiện chăm sóc.

Trong thời gian chờ cây khép tán, anh Quyền suy nghĩ: Đất Đức Phú pha đất đỏ bazan, độ phì cao, vì vậy nếu trồng cao su theo quy cách: cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m là lãng phí.

Anh bắt đầu nghĩ tới việc trồng xen một giống cây gì đó nhưng chưa nghĩ ra. Mãi đến năm 2000, sau vài lần thử, anh quyết định khoanh 3 sào cao su gần nhà để trồng xen tiêu khi cao su được 4 năm tuổi. Khi tiêu bắt đầu leo, anh chặt bớt tàn cao su để lấy ánh sáng. Vào mùa khô, khi anh Quyền tưới nước cho tiêu đồng nghĩa với tưới luôn cho cao su.

Hưởng lợi từ sáng kiến

Hiện nay 3 sào tiêu trồng xen cao su đang cho trái. Nhiều người đến thăm vườn bất ngờ khi thấy tiêu leo trên cây cao su, và cho trái sum suê, cũng như không leo ở bất cứ cây gì khác. Năm vừa qua, anh thu được khoảng 700kg tiêu hạt. “Tôi không phải tốn tiền đúc trụ, trồng cây vông hoặc me tây khi để tiêu leo lên cao su” - anh Quyền cho hay.

Thuận lợi đôi bề vì giữ được cao su, vừa có thêm nguồn thu. Không dừng lại đó, anh còn xen canh tiêu ở 1,5 ha điều và mới đây thu hoạch được 300 kg tiêu hạt. Nếu tiêu hạt đứng giá 200.000 đồng/kg như hiện nay, năm tới đây, ở hai nơi trồng xen, anh có thể thu 200 triệu đồng, gần bằng thu nhập của cao su lúc được giá.

Một cách trồng xen

Chúng tôi đến thăm anh Nguyễn Hoàng Châu ở thôn 1, xã Nghị Đức khi anh đang chăm sóc 1ha cao su trồng xen tiêu. Khác với anh Quyền, anh Châu vẫn khai thác mủ cao su. Anh Châu cho biết: Trồng xen tiêu trên vườn cao su, sản lượng mủ không giảm, nhưng năng suất cây tiêu trong vườn của anh thì thấp do thiếu quang hợp.

Nếu chặt bớt tán cây, sản lượng mủ thấp đi nhưng bù lại tăng được năng suất tiêu. Anh đang phân vân lựa chọn. Tuy nhiên, khi cần anh sẽ chọn tiêu vì giá mủ cao su quá thấp (260 đồng/TSC, thay vì 1.100 đồng/TSC như trước đây).

Anh Châu cho biết thêm, hiện nay nhiều gia đình ở xã Nghị Đức đã học tập anh Quyền trồng tiêu trên cao su. Vườn của anh Quyền vì thế là nơi nhiều người tìm đến học hỏi kỹ thuật. Trồng tiêu trên cao su, ngoài việc tiêu vẫn cho năng suất khá, còn ít tốn công phát cành như khi trồng trên các cây leo khác.

Chẳng hạn, với cao su chỉ cần phát cành 2 lần/ năm, trong khi với cây me tây phải phát 5 lần/năm. Ở Đức Phú và Nghị Đức hiện nay cao su đang nhờ cây tiêu để trụ lại, còn người nông dân nhờ tiêu mà có thu nhập thay vì thiệt hại tài chính nếu phải chặt cao su trồng loại cây khác.

Thiệt hại sẽ vô cùng lớn khi chặt cao su

50 triệu đồng là giá trị đầu tư cho mỗi ha cao su từ lúc trồng đến khi cho mủ. Tại Đức Phú, giả định chỉ người dân chặt bỏ chừng 50 ha cao su thì thiệt hại trong dân là 2,5 tỷ đồng. Nếu rộng ra thì thiệt hại sẽ rất lớn.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ mô hình trồng mít Changai Làm giàu từ mô hình trồng mít Changai

Cứ mãi luẩn quẩn với điệp khúc “trồng-chặt” do ảnh hưởng của giá cả và tình hình sâu bệnh trên cây ăn trái, sau khi chuyển đổi gần 01ha nhãn do bệnh chổi rồng để trồng cây bưởi, nhưng khi cây cho trái thì xuất hiện bệnh sâu đục trái và bệnh vàng lá trên cây có múi.

23/09/2015
Khai thác lợi thế cây ăn quả Khai thác lợi thế cây ăn quả

Nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, người dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thành vùng tập trung, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho vùng đất đồi.

23/09/2015
4 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào Indonesia 4 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào Indonesia

Kể từ ngày 17/2/2016, các quốc gia, trong đó có Việt Nam muốn xuất khẩu thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vào Indonesia phải thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu của nước này để xem xét, công nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

23/09/2015
Bưởi có giá, nông dân phấn khởi Bưởi có giá, nông dân phấn khởi

Nhiều nhà vườn trồng bưởi trong tỉnh Trà Vinh đang rất phấn khởi, do giá bưởi luôn ở mức cao và ổn định, đặc biệt là hai loại bưởi da xanh và bưởi năm roi.

23/09/2015
Còn nhiều thách thức với ngành lúa gạo Còn nhiều thách thức với ngành lúa gạo

Tại hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam” hôm 22.9, ông Võ Thành Đô – Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm sản và nghề muối cho biết (Bộ NNPTNT) cho biết, Việt Nam có 4,1 triệu ha đất trồng lúa.

23/09/2015