Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo

Ngày 13/11, Bayer Việt Nam phối hợp cùng Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức buổi lễ ra mắt dự án Sáng kiến phát triển SX lúa gạo khu vực châu Á tại Việt Nam (BRIA).
Dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác công - tư trong chuỗi giá trị lúa gạo thông qua việc ứng dụng những công nghệ mới nhất trong SX lúa gạo, áp dụng các mô hình canh tác lúa bền vững.
Dự án còn có sự tham gia của Viện Lúa quốc tế (IRRI) và Viện Lúa ĐBSCL (CLRRI), các ban ngành liên quan, các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và thu mua đầu ra.
Mục tiêu của dự án giai đoạn đầu là nâng cao kiến thức canh tác lúa và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân theo hướng bảo vệ môi trường bền vững và an toàn sức khỏe cho cộng đồng.
Theo đó, 3 chỉ tiêu cần đạt được của dự án này là: Có ít nhất 3.000 nông dân canh tác lúa tại 3 tỉnh nói trên áp dụng thành công các biện pháp canh tác lúa thông minh đã được thử nghiệm; Lợi nhuận tăng ít nhất 30% từ tăng năng suất và giảm chi phí sử dụng vật tư nông nghiệp; Sản phẩm lúa gạo đạt chứng nhận một số tiêu chuẩn về chất lượng của thị trường châu Âu (đánh giá dựa trên các văn bản liên quan đến phát triển và chứng nhận sản phẩm hoàn thành vào cuối dự án).
“BRIA là gói giải pháp kỹ thuật tiên tiến và đồng bộ bao gồm sử dụng giống tốt, quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý nước và dinh dưỡng, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)...
nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả các yếu tố đầu vào, tăng năng suất, chất lượng, giảm tổn thất, giảm giá thành lúa gạo, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, góp phần thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
BRIA hỗ trợ thí điểm liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo theo mô hình Cánh đồng lớn (LF), là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tái cơ cấu ngành lúa gạo của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững”, TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nói.
Cũng trong buổi ra mắt, ông Torsten Velden, Tổng GĐ Bayer Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất vui hợp tác cùng GIZ và các đối tác then chốt trong ngành lúa gạo thông qua dự án BRIA tại Việt Nam, để giúp cải thiện đời sống của nông dân và đẩy mạnh SX lúa gạo".
Có thể bạn quan tâm

Vùng duyên hải miền Trung có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ xác định vùng này sẽ trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với các ngư trường trọng điểm. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những định hướng và giải pháp xúc tiến thu hút đầu tư đúng đắn để tận dụng các lợi thế vốn có của từng địa phương trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể của vùng nhằm nâng cao giá trị ngành thủy sản.

Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.

Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.

Do đang nghỉ Tết, nên ít tư thương thu mua chình giống và do chình giống khai thác được còn đang ở giai đoạn chình trắng nên giá chình bán được chưa cao, chỉ 1.400 đồng/con. Tuy nhiên, nhờ lượng chình khai thác được khá lớn, bình quân mỗi đêm một người có thể khai thác được từ 75 - 125 con chình giống, đem lại thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.

Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.