Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo

Ngày 13/11, Bayer Việt Nam phối hợp cùng Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức buổi lễ ra mắt dự án Sáng kiến phát triển SX lúa gạo khu vực châu Á tại Việt Nam (BRIA).
Dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác công - tư trong chuỗi giá trị lúa gạo thông qua việc ứng dụng những công nghệ mới nhất trong SX lúa gạo, áp dụng các mô hình canh tác lúa bền vững.
Dự án còn có sự tham gia của Viện Lúa quốc tế (IRRI) và Viện Lúa ĐBSCL (CLRRI), các ban ngành liên quan, các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và thu mua đầu ra.
Mục tiêu của dự án giai đoạn đầu là nâng cao kiến thức canh tác lúa và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân theo hướng bảo vệ môi trường bền vững và an toàn sức khỏe cho cộng đồng.
Theo đó, 3 chỉ tiêu cần đạt được của dự án này là: Có ít nhất 3.000 nông dân canh tác lúa tại 3 tỉnh nói trên áp dụng thành công các biện pháp canh tác lúa thông minh đã được thử nghiệm; Lợi nhuận tăng ít nhất 30% từ tăng năng suất và giảm chi phí sử dụng vật tư nông nghiệp; Sản phẩm lúa gạo đạt chứng nhận một số tiêu chuẩn về chất lượng của thị trường châu Âu (đánh giá dựa trên các văn bản liên quan đến phát triển và chứng nhận sản phẩm hoàn thành vào cuối dự án).
“BRIA là gói giải pháp kỹ thuật tiên tiến và đồng bộ bao gồm sử dụng giống tốt, quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý nước và dinh dưỡng, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)...
nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả các yếu tố đầu vào, tăng năng suất, chất lượng, giảm tổn thất, giảm giá thành lúa gạo, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, góp phần thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
BRIA hỗ trợ thí điểm liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo theo mô hình Cánh đồng lớn (LF), là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tái cơ cấu ngành lúa gạo của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững”, TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nói.
Cũng trong buổi ra mắt, ông Torsten Velden, Tổng GĐ Bayer Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất vui hợp tác cùng GIZ và các đối tác then chốt trong ngành lúa gạo thông qua dự án BRIA tại Việt Nam, để giúp cải thiện đời sống của nông dân và đẩy mạnh SX lúa gạo".
Có thể bạn quan tâm

Tính đến 2015, trên địa bàn huyện Củ Chi ước tính có hơn 242ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó sử dụng nguồn nước kênh Đông là 158ha.

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình (Vĩnh Long) vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch với khoảng 11 cơ sở nuôi.

Sáng ngày 18/6/2015, Hiệp hội Thủy sản An Giang phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang khai giảng lớp kỹ thật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tham dự có ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, ông Tăng Hoàng Vinh – Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, bà Trần Thị Lệ Thanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận và 25 học viên trong xã.
Hiện nay, một số diện tích ao nuôi tôm càng xanh nghịch vụ ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mặc dù giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do ảnh hưởng từ thời tiết nên năng suất giảm từ 20 – 30%, gây thua lỗ cho nhiều người nuôi tôm.

Trà Cú (Trà Vinh) là huyện có diện tích đất đồng láng tương đối nhiều, trên 1.200ha nằm trên địa bàn các xã Đôn Châu, Đôn Xuân và một phần của xã Đại An…. Do đặc điểm của vùng đồng láng là điều kiện giao thông khó khăn và cơ sở hạ tầng phục vụ cho thủy sản chưa được đầu tư nhiều, nên việc phát triển nuôi tôm (sú và thẻ) theo hình thức công nghiệp (thâm canh và bán thâm canh) còn rất ít, chủ yếu là nuôi quảng canh (thả lan) chiếm trên 90% diện tích.