Sáng Chế Thành Công Máy Gọt Vỏ Dừa Tươi

Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (xã Phú Nhuận - TP. Bến Tre) ngoài việc mua bán bưởi da xanh còn mua dừa tươi gọt vỏ để cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C ở TP. Hồ Chí Minh.
Sau nhiều năm gắn bó với nghề, anh Lê Tân Kỳ - Chủ nhiệm HTX đã thấu hiểu được sự vất vả hàng ngày phải gọt vỏ từng trái dừa tươi để cung cấp cho khách hàng. Để giải quyết những khó khăn đó, anh đã tìm tòi học hỏi và có ý tưởng chế tạo ra máy gọt vỏ dừa thay thế sức lao động.
Anh Kỳ chia sẻ: Do bản thân không am hiểu về cơ khí nên từ ý tưởng đã thiết kế nhờ người quen là thợ cơ khí làm. Hàng ngày HTX cung cấp từ 500-1.000 trái dừa tươi, có khi nhiều hơn. Nếu như trước đây không có máy gọt vỏ dừa, mỗi ngày 1 người gọt giỏi cũng chỉ đạt khoảng 300 trái, từ khi có máy, năng suất tăng gấp 2-3 lần so với trước.
Máy được vận hành bằng cơ điện (gồm 1 motour điện: 1,5 Hp, tốc độ quay 120 vòng/phút) thiết kế khá đơn giản theo hình thẳng đứng, trái dừa được giữ cố định là nhờ đỉnh trên và đỉnh dưới trái dừa có hai thanh sắt để giữ trái dừa. Bộ phận dao để gọt vỏ trái dừa có dạng hình bầu dục, dừa được gọt dày hay mỏng do trục tăng đưa để điều chỉnh. Người sử dụng đặt trái dừa vào bộ phận nâng và được bộ phận dao gọt vỏ, thời gian máy gọt 1 trái dừa là 30 giây. Sau đó, người gọt dùng dao cắt ngang đầu trái dừa. Như vậy, hoàn chỉnh 1 trái dừa chỉ với 1 phút.
Trước khi chế tạo thành công máy gọt vỏ dừa, anh Kỳ cũng đã chế tạo thiết bị cắt trái dừa tươi. Cũng tương tự như máy gọt vỏ dừa, nhưng chức năng đơn giản hơn, chỉ cắt 2 đầu trái dừa, khoan lỗ cho ống hút vào, bổ trái dừa làm đôi để nạo cơm dừa. Thiết bị thiết kế nhỏ gọn, không sử dụng điện, phục vụ tại chỗ cho khách hàng, người tiêu dùng cũng được phục vụ nhanh chóng, không phải chờ lâu.
Ngoài nghiên cứu chế tạo máy gọt vỏ dừa thay thế sức người, anh Kỳ còn muốn tận dụng phần vỏ dừa đã gọt làm phân bón, vì vậy anh đã chế tạo thêm máy xay vỏ dừa. Máy có chức năng đánh tơi vỏ dừa thành mụn, xơ dừa. Sản phẩm này đem ủ với phân chuồng hoai và chế phẩm Tricoderma để tạo thành phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Máy gọt vỏ trái dừa được anh chế tạo thành công từ năm 2012 và đã tham dự Hội thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật năm 2013, do Sở Khoa học và Công nghệ phát động. Anh cũng đã bán khoảng 20 thiết bị cho khách hàng trong và ngoài nước. Riêng máy xay vỏ dừa cũng được một số nơi đặt hàng.
Ưu điểm của máy gọt vỏ dừa là gọt vỏ dừa nhanh, đều, đẹp, chủ động được nhân công, dễ sử dụng, an toàn cho người lao động, giá thành của thiết bị bán ra 15 triệu đồng, rẻ hơn so với các loại máy nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Hồng, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Nam, một người trồng thanh long có thâm niên cho biết: “Chưa năm nào giá thanh long thời điểm gần tết lại rớt thê thảm như hiện nay, chỉ dao động ở mức từ 6-10 ngàn đồng/kg, giảm hơn nửa so với thời điểm năm ngoái. Như gia đình tôi có 400 trụ chong đèn đợt này thu được hơn 4 tấn, bán với giá 8.500đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí không có lãi”.

Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt cột mốc gần 1,5 tỉ USD, tăng gần 500 triệu USD so với năm 2013. Kim ngạch mặt hàng này những năm tới sẽ còn cao hơn nữa bởi hiện các DN không chỉ xuất tươi mà còn tập trung chế biến thành những sản phẩm có giá trị gia tăng.

Về phía người dân, phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tuân thủ mùa vụ thả, nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chức năng; quản lý tốt nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình chăn nuôi thủy sản, người dân cần sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố, sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y…

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai thực hiện sau 4 năm trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả khả quan, với nhiều dấu ấn tích cực; tạo bước tiến dài và là cơ sở vững chắc để tỉnh ta hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo đúng lộ trình đề ra trong giai đoạn 2011 - 2015 dù còn không ít gian nan, thách thức...

Trong năm 2014, Ban chỉ đạo giảm nghèo đã tổ chức tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho 662 hộ nghèo được bình xét trên địa bàn 38 xã. Nhờ có chương trình, đa số các hộ trồng trọt chăn nuôi đều có hiệu quả, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.