Sản Xuất Vụ Thu Đông Tiến Độ Gieo Trồng Chậm So Với Lịch Thời Vụ

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh mới gieo trồng được 10.419 ha/31.594 ha các loại cây trồng vụ thu đông, đạt 33% so với kế hoạch đề ra.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì đến nay, lịch thời vụ đối với các cây trồng cạn đã gần kết thúc nhưng nhiều địa phương vẫn còn có tiến độ sản xuất chậm. Vì thế, để giảm thiểu những ảnh hưởng do ngập úng và hạn hán có thể gây ra ở cuối vụ, các huyện, thị xã cần đôn đốc nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo trồng.
Đắk Mil là địa phương có tiến độ gieo trồng cao nhất nhưng đến thời điểm đầu tháng 9, nông dân trên địa bàn cũng chỉ mới sản xuất được 6.138 ha, đạt trên 69% so với kế hoạch đề ra. Theo ông Lê Văn Điệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Mil thì về thời vụ sản xuất, đơn vị đã phối hợp các chính quyền các địa phương động viên bà con gieo trồng càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng của thời tiết thường hay xảy ra là mưa lũ gây ngập úng.
Bên cạnh đó, các cán bộ kỹ thuật của ngành đã cùng với cộng tác viên khuyến nông thôn, bon thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra nhân dân sản xuất. Từ đó, các loại cây trồng được sản xuất đúng kỹ thuật và nhanh chóng hơn so với vụ thu đông năm ngoái.
Bên cạnh đó, các địa phương khác có diện tích sản xuất lớn như Chư Jút, Krông Nô, Đắk Song, tiến độ sản xuất vẫn còn khá chậm. Cụ thể như ở Chư Jút, vụ thu đông này, toàn huyện có kế hoạch xuống giống hơn 12.300 ha cây trồng nhưng đến đầu tháng 9 cũng mới sản xuất được hơn 1.300 ha, đạt 10,7% so với mục tiêu đề ra.
Điều đáng nói ngô là cây trồng chiếm ưu thế với kế hoạch là 8.790 ha nhưng các địa phương mới xuống giống được 1.000 ha, cây đậu lạc cũng chỉ mới sản xuất được 5 ha/1.410 ha, đậu nành: 20 ha/1.600 ha. Tương tự, huyện Đắk R’lấp cũng chỉ mới sản xuất được 20 ha/130 ha, Đắk Song: 416 ha/ 4.650 ha, Đắk Glong: 15ha /450 ha.
Theo ông Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT thì chỉ đạo chung của ngành là các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ thu đông trên tinh thần nâng cao hệ số sử dụng đất, nhất là ở các huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Gia Nghĩa bởi những năm qua, diện tích các địa phương đưa vào sản xuất đều ít so với tiềm năng.
Song song với đó, các huyện, thị xã cũng cần hướng dẫn bà con đa dạng hóa cây trồng, khuyến cáo sử dụng các giống mới, ngắn ngày có năng suất cao, phẩm chất tốt nhằm tránh hạn cuối vụ, mở rộng diện tích gắn với đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng trên cùng đơn vị đất canh tác. Thời gian này, thời tiết đang diễn biến khá tốt nên bà con cần tận dụng điều kiện thuận lợi này để nhanh chóng kết thúc thời vụ sản xuất, chuẩn bị tiến hành làm cỏ, bón phân cho các loại cây trồng.
Trong suốt quá trình sản xuất, bà con cũng cần thường xuyên thăm đồng, chú ý đến những biểu hiện khác lạ của cây trồng nhằm phát hiện những loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại để kịp thời xử lý, tránh để lây lan ra diện rộng, phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực toàn vụ là 112.938 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.

Khoai môn là cây trồng truyền thống của người dân một số ấp thuộc xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, những năm gần đây, do điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, cây môn trở thành cây màu chủ lực của xã Đại An, tạo nguồn thu ổn định cho người dân. Tuy nhiên, do thiếu điện phục vụ tưới tiêu nên diện tích khoai môn của xã Đại An khó có thể tăng thêm trong thời gian tới.

Gia đình anh Lê Băn Bực ở ấp Long Phú, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng nấm rơm. Mỗi năm sản xuất ít nhất 5 vụ nấm, nhưng từ tháng 10/2014 đến nay, anh đã tạm dừng công việc trồng nấm rơm để chuyển sang trồng dưa hấu với lý do nấm rơm thường bị mất mùa dẫn đến thua lỗ.
Năm 2015, toàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuống giống được 59ha gừng, tập trung nhiều ở các xã Phương Bình, Hòa An, Kinh Cùng và Hiệp Hưng… đến nay đã thu hoạch khoảng 4,5ha. Sau khoảng thời gian dài giá gừng đứng ở mức cao trung bình từ 40.000 - 45.000 đồng/kg thì đến nay giá gừng chỉ còn 25.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg.

Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.