Phân Bón Kém Chất Lượng Lại Hoành Hành

Đơn vị sản xuất phân bón NPK cao cấp (20 - 20 - 0 + TE) giả là Cty CP SXTM XNK phân bón Minh Duy (ấp 1, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, Long An).
Chỉ trong một tuần ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động SXKD phân bón, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh đã lấy 37 mẫu phân hữu cơ và vô cơ gửi đi kiểm nghiệm. Kết quả, có 5 mẫu phân hữu cơ, 3 mẫu phân vô cơ không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn công bố.
Sản phẩm phân vô cơ của các Cty sản xuất không đảm bảo chất lượng gồm: Phân bón NPK cao cấp JAPAN (23 - 23 - 0 - 10 SiO2 + TE) do Cty CP phân bón Phúc Hưng (số 19 Liên khu 2 – 5, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM) sản xuất. Phân bón NPK cao cấp (20 - 20 - 15 + TE) do Cty TNHH MTV Phạm Hoàng (số 34 quốc lộ 30 xã An Bình, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) sản xuất. Phân bón NPK cao cấp (20 - 20 - 15 + TE) của Cty TNHH SXTMDV XNK Việt Quang (số 297A khu phố 3, phường Tân Phú, TP Bến Tre).
Đơn vị sản xuất phân bón NPK cao cấp (20 - 20 - 0 + TE) giả là Cty CP SXTM XNK phân bón Minh Duy (ấp 1, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, Long An).
Đối với phân hữu cơ, trong đợt ra quân cuối tháng 8/2014, Đoàn thanh tra Sở NN-PTNT đã phát hiện 5 mẫu không đạt chất lượng so với thành phần công bố trên bao bì. Trong số 5 mẫu kiểm tra không đạt thì có 3 mẫu của 3 Cty yêu cầu kiểm tra lại và chưa có kết quả.
Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương Trà Vinh cho biết: Sở Công thương quản lý phân bón vô cơ. Kế hoạch kiểm tra là không lên lịch, kiểm tra đột xuất ngay đầu vụ, lấy tất cả mẫu phân vô cơ và hữu cơ mang đi kiểm nghiệm.
Kinh phí kiểm nghiệm ban đầu từ nguồn hoạt động của Sở Công thương. Trong quá trình đi kiểm tra lấy mẫu, trưởng đoàn để lộ thông tin là phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở. Khi có kết quả kiểm tra, sai phạm đối với phân vô cơ thì Sở Công thương xử phạt, phân hữu cơ thì Sở NN-PTNT xử phạt.
Qua đợt ra quân kiểm tra đột xuất việc SXKD phân bón trên địa bàn Trà Vinh đã lộ rõ cơ chế quản lý chưa nghiêm. Mức phạt đối với một mẫu phân bón kém chất lượng, phân giả quá thấp.
Để giảm được nạn gian lận thương mại trong việc sản xuất kinh doanh phân bón, trong thời gian tới, kiến nghị Bộ Công thương, Chính phủ xem xét có chế tài mạnh đối với những cơ sản sản xuất và rút giấy phép kinh doanh đối với đại lý tiêu thụ hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Sở Công thương Trà Vinh đã gửi văn bản đến Sở Công thương các tỉnh có Cty sản xuất hàng giả, kém chất lượng để tiến hành kiểm tra và xử lý tại gốc.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây.

Đầu tháng 12-2013, anh Phạm Vĩnh Phúc 52 tuổi ở thôn Sơn Hải1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) đầu tư 200 triệu đồng nuôi 2 sào tôm thẻ chân trắng.

Hơn 20 năm về trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến thì ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình) đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè…

Sau chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận, cuối năm 2013, tỉnh ta có thêm nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận”, “Tỏi Phan Rang” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ. Nếu nói về nhãn hiệu tập thể nông sản được bảo hộ, còn phải kể tới măng khô Bác Ái, Rau an toàn Văn Hải và Tuấn Tú, nhưng nổi tiếng và mang tính đặc thù hơn cả của vùng đất Ninh Thuận chính là sản phẩm nho, táo và tỏi. Vấn đề hiện nay là phải làm gì để khai thác hiệu quả giá trị các nhãn hiệu trên?

Vừa qua, hội thảo trực tuyến về quản lý hội chứng tôm chết sớm (EMS) - một bệnh gây thiệt hại hàng tỷ USD cho người nuôi tôm đã được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) tổ chức tại Việt Nam.